Hội đồng xét xử gồm những ai? 2023

Pháp luật quy định cụ thể về thành phần của Hội đồng xét xử, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

Trong quá trình xét xử mỗi vụ án thì hội đồng xét xử là những người có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu. Đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xét xử tại các phiên tòa là yêu cầu quan trọng trong hoạt động tố tụng. Vậy Hội đồng xét xử gồm những ai?

Một phiên tòa gồm những ai?

Phiên tòa là hình thức hoạt động xét xử của Tòa án. Các vụ án hình sự, dân sự, hành chính được đưa ra xét xử công khai, trực tiếp tại phiên tòa. Tuỳ thuộc vào tính chất của thủ tục xét xử vụ án mà có phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm, phiên tòa giám đốc thẩm và phiên tòa tái thẩm.

Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn luật định Tòa án phải mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử vụ án. Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra toàn bộ quá trình xem xét, đánh giá chứng cứ và ra quyết định giải quyết vụ án. 

Một phiên tòa xét xử sơ thẩm thường bao gồm:

– Những người tham gia tố tụng;

– Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;

– Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc thẩm vấn, lấy lời khai của những người tham gia tố tụng, xem xét vật chứng và điều khiển quá trình tranh luận tại phiên tòa.

– Hội đồng xét xử tiến hành nghị án, ra quyết định giải quyết vụ án và tuyên án.

Phiên tòa phúc thẩm cũng được tiến hành theo các thủ tục như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xem xét kháng cáo, kháng nghị, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo, kháng nghị.

Quy định chung về Hội đồng xét xử

Trước khi tìm hiểu về Hội đồng xét xử gồm những ai? cần nắm được các quy định chung về Hội đồng xét xử.

Pháp luật quy định cụ thể về thành phần của Hội đồng xét xử, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong quá trình xét xử nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân không tiếp tục tham gia xét xử được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết thay thế.

Trong trường hợp không có người thay thế ngay thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa. Hội đồng xét xử làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Khi xét xử thì Hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.

Hội đồng xét xử gồm những ai?

– Hội đồng xét xử sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thành phần Hội đồng xét xử như sau:

Điều 254. Thành phần Hội đồng xét xử

1. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

2. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

Theo quy định trên thì đối với phiên tòa xét xử sơ thẩm, hội đồng xét xử sẽ có một Thẩm phán và hai Hội thẩm, trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng phức tạp thì sẽ có hai Thẩm phán và Ba hội thẩm.

– Hội đồng xét xử phúc thẩm:

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

Hội đồng xét xử gồm những ai? Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm, trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng phức tạp thì sẽ có hai Thẩm phán và Ba hội thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

Các trường hợp được thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm

Căn cứ theo quy định tại  Điều 49, 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

– Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

– Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

– Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

– Cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;

– Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định. Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.

Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com