Theo Điều 8 Luật Khiếu nại năm 2011 thì các hình thức khiếu nại bao gồm: Hình thức khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc hình thức khiếu nại trực tiếp.
Khiếu nại là quyền của công dân được ghi nhận trong Hiến Pháp qua các thời kỳ. Nhưng để thực hiện quyền này cần thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, cụ thể là Luật khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là việc công dân, tổ chức, cơ quan hoặc cán bộ, công chức thực hiện theo thủ tục mà Luật Khiếu nại quy định:
+ Thông qua đó, đề nghị tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan đó hoặc quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức
+ Khi có căn cứ cho thấy quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trái quy định pháp luật cũng như xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Người thực hiện việc khiếu nại là cán bộ, công chức, công dân, các tổ chức, cơ quan thực hiện quyền khiếu nại.
Các hình thức khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Khiếu nại năm 2011 thì các hình thức khiếu nại bao gồm: Hình thức khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc hình thức khiếu nại trực tiếp.
1/ Hình thức khiếu nại bằng đơn:
Trong đơn khiếu nại ghi đầy đủ thông tin theo quy định, cùng với tài liệu kèm theo chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc quyết định hành chính/ hành vi hành chính trái quy định pháp luật.
2/ Hình thức khiếu nại trực tiếp:
Trường hợp đến khiếu nại trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền, thì người tiếp nhận sẽ hướng dẫn người đến khiếu nại viết đơn hoặc ghi nhận lại thông tin, sự việc của người khiếu nại bằng văn bản sau đó yêu cầu người khiếu nại ký hoặc chỉ điểm vào văn bản.
Lưu ý:
+ Nếu nhiều người cùng khiếu nại về một vấn đề thì trong đơn phải ghi rĩ nội dung và có chữ ký của những người cùng khiếu nại và cử đại diện đến trình bày khi có yêu cầu từ người có thẩm quyền giải quyết.
+ Trong trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tổ chức tiếp và hướng dẫn cử người đại diện trình bày nội dung cần khiếu nại. Khi nghe trình bày nội dung, người tiếp nhận ghi lại bằng văn bản và yêu cầu ký hoặc điểm chỉ vào văn bản theo quy định.
Để nắm rõ thủ tục cử người đại diện, văn bản của người đại diện trong trường hợp này, Quý vị có thể tham khảo quy định chi tiết theo hướng dẫn Tại Chương 3 Nghị định 75/2012/ NĐ-CP.
Thủ tục khiếu nại như thế nào? Quy trình giải quyết khiếu nại?
Bước 1: Người khiếu nại đến trực tiếp khiếu nại hoặc nộp đơn khiếu nại
Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại
Bước 3: Xác minh nội dung trong đơn khiếu nại
Bước 4: Thông báo giải quyết khiếu nại và tổ chức đối thoại
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và thi hành quyết định.
Cơ quan giải quyết khiếu nại:
– Khiếu nại lần 1:
+ Người ra quyết định hành chính hoặc cơ quan người có hành vi hành chính;
+ Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Chủ tịch UBND các cấp.
– Khiếu nại lần 2:
+ Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu;
+ Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực.
– Khiếu nại quyết định kỷ luật:
Khiếu nại lần 1:
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định kỷ luật;
+ Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh
Khiếu nại lần 2:
+ Cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức ra quyết định kỷ luật;
+ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Quy trình giải quyết khiếu nại:
– Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, quyết định kỷ luật trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại gửi đơn hoặc trực tiếp khiếu nại.
– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại lần 1, nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết thì có quyền khiếu nại lần 2.
– Sau khi có kết quả giải quyết khiếu nại lần 2, mà người khiếu nại không đồng ý hoặc hết thời hiệu giải quyết có thể tiến hành khởi kiện hành chính.
Mẫu đơn khiếu nại mới nhất
Download (DOC, Unknown)
Luật LVN Group xin hướng dẫn Quý vị cách thức soạn thảo mẫu đơn khiếu nại mới nhất.
1/ Thông tin của người khiếu nại:
– Họ và tên của người khiếu nại
– Thông tin giấy tờ chứng thực cá nhân
– Chức vụ (nếu có)
– Địa chỉ cư trú của người khiếu nại: địa chỉ thường trú/ tạm trú
– Nếu đại diện cho nhiều người khiếu nại thì ghi rõ họ tên của mình và những người mà mình đại diện.
2/ Thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại
– Tên của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại
– Địa chỉ cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại.
3/ Nội dung khiếu nại
-Tóm tắt sự việc, vụ việc cần khiếu nại
+ Quyết định hành chính: Thông tin liên quan đến quyết định như số quyết định, thời gian ban hành quyết định, nội dung và người ký ban hành.
+ Hành vi hành chính: Ghi rõ họ tên, chức vụ của người đã thực hiện hành vi.
– Lý do khiếu nại: Căn cứ pháp lý, căn cứ thực tế về vấn đề khiếu nại
4/ Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khiếu nại
5/ Đề nghị của người khiếu nại
6/ Cam kết của người khiếu nại về những nội dung đã nêu là đúng sự thật, trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trên đây là mẫu đơn khiếu nại mới nhất và những nội dung về khiếu nại là gì? Thủ tục khiếu nại như thế nào? Quý vị có thắc mắc về vấn đề này, vui lòng kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ.