Không lấy được sổ bảo hiểm ở công ty cũ phải làm sao? 2023

Sổ bảo hiểm là tài liệu mà cơ quan bảo hiểm cấp cho mỗi người lao động gồm đầy đủ thông tin về của người tham gia bảo hiểm gồm họ và tên, số giấy tờ cá nhân, nơi ở, thông tin về thời gian làm việc, tất cả quá trình đóng và hưởng bảo hiểm, đơn vị quản lý lao động….

Ngày nay, để hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật quy định người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Mỗi người lao động khi làm việc tại công ty sẽ được cấp sổ bảo hiểm với mã số riêng. Nhưng có nhiều trường hợp khi chuyển công tác sang một công ty khác lại không rút được sổ bảo hiểm tại công ty cũ. Vậy không lấy được sổ bảo hiểm ở công ty cũ phải làm sao? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc không trả sổ bảo hiểm? Mức xử phạt khi không trả sổ bảo hiểm là bao nhiêu?

Sổ bảo hiểm là gì?

Sổ bảo hiểm là tài liệu mà cơ quan bảo hiểm cấp cho mỗi người lao động gồm đầy đủ thông tin về của người tham gia bảo hiểm gồm họ và tên, số giấy tờ cá nhân, nơi ở, thông tin về thời gian làm việc, tất cả quá trình đóng và hưởng bảo hiểm, đơn vị quản lý lao động…. Sổ bảo hiểm được sử dụng làm căn cứ để cơ quan bảo hiểm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Thời hạn trả sổ bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật (Khoản 5 Điều 21 Bộ Luật lao động).

Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;”.

Như vậy, theo quy định trên công ty có trách nhiệm trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Không lấy được sổ bảo hiểm ở công ty cũ phải làm sao?

Nếu người lao động đã yêu cầu nhưng công ty cũ không trả sổ bảo hiểm thì người lao động có quyền khiếu nại cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định tại Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:

– Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, của tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bị khiếu nại.

– Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại việc không trả sổ bảo hiểm

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:

– Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.

– Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.

Mức xử phạt công ty khi không trả sổ bảo hiểm

Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động (khoản 4 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến không lấy được sổ bảo hiểm ở công ty cũ phải làm sao? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc không trả sổ bảo hiểm? Mức xử phạt khi không trả sổ bảo hiểm là bao nhiêu? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com