Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những loại bảo hiểm quan trọng đối với người lao động. Tuy nhiên, rất nhiều người không nắm được những quy định của pháp luật liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp dẫn đến nhiều trường hợp mất quyền lợi mà đáng ra mình được hưởng.
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
– Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Các trường hợp người lao động tham gia ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
– Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ:
+ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn.
+ 12 tháng trở lên trong thời hạn 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
+ Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Chết.
Làm 9 năm được hưởng mấy tháng thất nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 – Luật Việc làm năm 2013, cụ thể:
“ Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp…”
Bên cạnh đó, quy định tại khoản 3 – Điều 39 – Nghị định số 28/2015/ND-CP hướng dẫn Luật Việc làm và bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“ Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét thưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về viên chức.”
Cùng với đó, quy định tại khoản 2 – Điều 50 – Luật Việc làm năm 2013, quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:
– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.
– Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Do đó, dù tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu năm thì số tháng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không quá 12 tháng. Chính vì vậy, Làm 9 năm được hưởng mấy tháng bảo hiểm thất nghiệp? Chúng tôi xin phép trả lời là nếu làm 9 năm và tham gia bảo hiểm thất nghiệp 9 năm thì quý bạn đọc sẽ được hưởng 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp.
Hỗ trợ học nghề theo bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo quyết định số 17/2021/QĐ-TTg, quy định về mức hỗ trợ học nghề đã chính thức tăng, cụ thể:
– Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng:
Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
– Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng:
Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Bước 1:Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH.
– Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng làm việc như quyết định sa thải, quyết định thôi việc, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành … (Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ trên).
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Bước 2:Nộp hồ sơ và nhận kết quả
– Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
– Người lao động được ủy quyền nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điệnt rong những trường hợp, cụ thể:
+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn.
+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.
+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhận trợ cấp theo nội dung tại quyết định.
Như vậy, Làm 9 năm được hưởng mấy tháng thất nghiệp? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Cùng với đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ giúp ích đối với quý bạn đọc.