Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Hiện nay, tình trạng người khi tham giao thông vi phạm lỗi bị Cảnh sát giao thông xử phạt là rất phổ biến. Đặc biệt trong nhiều trường hợp người vi phạm còn bị thu giữ xe. Do đó, câu hỏi đặt ra là Lấy xe trước 7 ngày khi bị phạt được không?
Thời hạn giữ xe khi bị phạt là bao nhiêu ngày?
Trước khi đi vào giải đáp Lấy xe trước 7 ngày khi bị phạt được không? chúng tôi làm rõ thời hạn giữ xe khi bị phạt.
Về vấn đề giữ xe khi vi phạm được quy định tại khoản 1 điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
“ 1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.”
Do đó, nếu tham gia giao thông mà vi phạm an toàn giao thông thuộc các trường hợp kể trên thì chủ phương tiện sẽ bị giữ phương tiện vi phạm.
Thời hạn giữ xe được quy định tại Khoản 64 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 như sau:
Như vậy, thời hạn thu giữ xe là không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Lấy xe trước 7 ngày khi bị phạt được không?
Theo quy định tại khoản 2 điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 quy định:
“ 2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.”
Như vậy, theo quy định trên thì việc bị giữ phương tiện được chấm dứt khi ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành. Do đó, nhiều vi phạm có thể tiến hành nộp phạt, có quyết định xử phạt vi hành chính. Sau khi quyết định xử phạt hành chính được thi hành thì có thể lấy lại xe. Như vậy, người vi phạm có thể lấy xe trước 7 ngày khi bị phạt.
Thủ tục lấy lại xe khi bị tạm giữ?
Theo Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ:
“ 1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.”
Như vậy, theo quy định trên thì thủ tục nhận lại xe khi bị tạm giữ được thực hiện như sau:
– Việc trả lại xe bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
– Khi trả lại xe bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản xe tiến hành các thủ tục sau:
+ Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại xe phải là người có xe bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại xe thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Yêu cầu người đến nhận lại xe đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của xe bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
+ Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Lấy xe trước 7 ngày khi bị phạt được không? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.