Luật môi trường và đối tượng nghiên cứu Luật môi trường 2023

Luật môi trường và đối tượng nghiên cứu Luật môi trường là gì? Khi có thắc mắc này, Quý vị hãy tham khảo ngay nội dung bài viết của chúng tôi.

Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật tương đối mới không chỉ đối với hệ thống pháp luật Việt Nam mà còn cả đối với hệ thống pháp luật của nhiều nước đang phát triển khác. Sự vắng bóng hoặc tình trạng kém phát triển của luật môi trường ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta được giải thích bởi nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên có lí do khá phổ biến đối với với các nước đang phát triển là sự phát triển bằng mọi giá, kể cả sự hi sinh các nguồn tài nguyên. Chính vì sự hi sinh các giá trị môi trường, các giá trị sinh thái cho sự phát triển đã đẩy sự quan tâm tới môi trường và luật môi trường ra sau những mối quan tâm khác. 

Tình trạng kém phát triển của luật môi trường ở nhiều nước và Việt Nam cũng chính là nguyên nhân giải thích tình trạng có nhiều quan điểm khác nhau về sự tồn tại của luật môi trường với tư cách là ngành luật, là bộ môn khoa học. Tuy nhiên, mặc dù tranh luận khoa học vẫn đang tiếp diễn, nhu cầu về việc sử dụng pháp luật như là công cụ hữu hiệu của việc bảo vệ môi trường đang được đặt ra như một tất yếu xã hội. Hệ quả của tình trạng này là sự gia tăng nhu cầu phổ cập kiến thức luật môi trường cho cộng đồng, đào tạo các chuyên gia pháp luật môi trường. 

Luật môi trường là gì?

Mặc dù vấn đề luật môi trường có phải là ngành luật độc lập hay không chẳng có nhiều giá trị thực tiễn song việc định nghĩa luật môi trường cũng có ý nghĩa nhất định về mặt học thuật. Việc định nghĩa luật môi trường, xác định phạm vi của nó gắn liền với khái niệm môi trường như đã trình bày ở mục I của chương này. Do nội hàm của khái niệm môi trường khá rộng và lịch sử phát triển của luật môi trường chưa dài nên việc đưa ra định nghĩa về nó hiện nay là rất khó. Hơn nữa, do khái niệm môi trường hiện này được các nhà lập pháp mở rộng để bao hàm tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố của môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên, các cấu trúc do con người tạo ra hay biến đổi nên phạm vi của các chế định điều chỉnh chúng càng rộng hơn.

Khó khăn này không chỉ đặt ra đối với các nhà luật học Việt Nam mà ngay cả đối với các luật gia ở các nước nơi có sự phát triển khá mạnh mẽ về luật môi trường: Không dễ dàng định nghĩa chính xác phạm vi của luật môi trường như chúng ta thể làm với luật hợp đồng hay luật về các vi phạm ngoài hợp đồng. Chúng những lĩnh vực được định hình vững chắc bởi kinh nghiệm án lệ qua nhiều thế ki trong lúc đó, luật môi trường, nói một cách khái quát nhất vẫn đang còn trong thời thơ ấu của , được nảy sinh chủ yếu bằng các hoạt động lập pháp của thế kỉ XX hơn thông qua quá trình xử các nguyên tắc pháp thường xuyên được tôi luyện, gọt dũa trong các toà án.

Để định nghĩa được luật môi trường, cần xác định những vấn đề mà nó điều chỉnh. Một số nhà luật học cho rằng luật môi trường bao gồm như quy định cũng như thực tiễn pháp luật có đối tượng hay có sự tác động đến việc bảo vệ môi trường… Theo các nhà luật học Australia, luật môi trường cần ưu tiên điều chỉnh những vấn đề sau:

Thứ nhất, thiết lập các cơ chế hành chính để bảo vệ các lợi ích chung về một môi trường an toàn, lành mạnh và thoải mái; thứ hai, bảo tồn các giống loài; thứ ba, đảm bảo cho các viên chức chính quyền quyền hạn kiểm soát : tính thân thiện môi trường trong các hoạt động quan trọng; thứ , thúc đẩy việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch và thực hiện các cơ chế bảo vệ và thực thi; thứ năm, thiết lập các thủ tục xem xét khiếu nại. Luật môi trường Việt Nam cũng phải giải quyết những vấn đề tương tự dù cách gọi, các tiếp cận có thể khác nhau. 

Xuất phát từ những phân tích về phạm vi của luật môi trường, như đã nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa sau đây về luật môi trường: Luật môi trường lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách hiệu quả môi trường sống của con người

Định nghĩa trên đây của luật môi trường cho thấy cần phải nhận thức rõ một nguyên cơ bản sau: Các quan hệ xã hội phát sinh thuộc phạm vi tác động của luật môi trường phải gắn với việc bảo vệ môi trường sống của con người. Điều này có nghĩa là không phải bất cứ sự tác động nào của các chủ thể vào các yếu tố của môi trường cũng làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường. Các vấn đề pháp luật môi trường chỉ nảy sinh khi nào sự tác động đó gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến môi trường.

dụ: xung quanh yếu tố môi trường đất đai có thể phát sinh nhiều quan hệ. Quan hệ sở hữu hay quan hệ sử dụng đất, quan hệ thương mại, quan hệ dân sự hoặc cả quan hệ hành chính. Người sở hữu hay người sử dụng đất có thể có nhiều tác động đối với đất như trồng cây, xây dựng công trình, đào ao… Những tác động này có thể làm nảy sinh các quan hệ khác nhau và tuỳ theo tính chất sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của các lĩnh vực pháp luật khác.

Tuy nhiên, nếu người sở hữu hay người sử dụng đất chôn vào lòng đất thuộc sở hữu hay quyền sử dụng của mình những hoá chất độc hại gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh thì quan hệ phát sinh từ hành vị này thuộc phạm vi điều chỉnh của luật môi trường. Rõ ràng, chủ sở hữu hay người sử dụng đất không hề vi phạm sở hữu của người khác, không vi phạm hợp đồng với bất cứ ai, không xâm hại trực tiếp đến lợi ích vật chất của bất cứ chủ thể cụ thể nào. Thế nhưng, điều dễ nhận thấy là tác động này đã làm cho môi trường bị suy thoái, quyền của cộng đồng được hưởng môi trường sống an toàn, lành mạnh bị xâm hại.

Những ví dụ tương tự như vậy có thể đưa ra đối với yếu tố nước, không khí. Việc đổ chất thải ra đại dương thoạt nhìn không liên quan đến bất cứ quốc gia hay cộng đồng nào. Thực tế, tất cả các quốc gia đều đứng trước nguy cơ bị gây tổn hại đối với hành vi đổ chất thải ra đại dương. Việc săn bắn các loài động vật hoang dã trong rừng, dưới biển có vẻ không liên quan đến ai. Tuy nhiên, tác hại của việc khai thác này có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của một số giống loài mà sự sinh sôi tự nhiên của chúng không theo kịp tốc độ khai thác của con người vì nhu cầu tiêu dùng và thương mại. 

Các quan hệ xã hội mà các quy phạm luật môi trường điều chỉnh có thể được phân loại theo các nhóm sau: 

– Các quan hệ giữa một bên là các cá nhân, tổ chức với một bên là nhà nước phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. Các quan hệ này chứa đựng những yếu tố của quan hệ pháp luật hành chính và chính vì thế mà có quan điểm cho rằng luật môi trường thuộc pháp luật hành chính. Nhóm quan hệ này có những đặc trưng của quan hệ pháp luật hành chính, nhất là quan hệ phát sinh từ việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; lĩnh vực khiếu nại, tố cáo các hành vi của các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Những quan hệ này bao gồm: 

+ Quan hệ phát sinh từ hoạt động đánh giá tác động môi trường; 

+ Quan hệ phát sinh từ hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật và chính sách môi trườn

+ Quan hệ phát sinh từ việc xử lý vi phạm pháp luật môi trường. 

– Quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau do thoả thuận ý chí của các bên. Đặc trưng của quan hệ này là sự thoả thuận, sự bình đẳng. Các bên trong mối quan hệ này thực hiện các quyền của mình trong lĩnh vực môi trường một cách bình đẳng trong khuôn khổ của pháp luật. Trong lĩnh vực môi trường, mối quan hệ này ngày càng trở nên phổ biến hơn do khả năng định hướng hành vi chủ thể thông qua không phải là chế tài, hình phạt mà là các lợi ích kinh tế.

Luật môi trường trong bối cảnh đó cần chú trọng hơn các giải pháp điều chỉnh thông qua các lợi ích kinh tế. Các nhà luật môi trường Australia đã tiên liệu điều này cách đây gần một phần tư thế kỉ trong cuốn sách Pháp luật môi trường Australia việc thực thi Australia. Luật môi trường không nên chỉ dừng lại ở việc tạo ra các cơ chế hành chính để kiểm soát và phối hợp kiểm soát ô nhiễm mà cần tạo ra các giải pháp giảm thải thông qua các lợi ích kinh tế.

Ví dụ điển hình cho sự phát triển của mối quan hệ này là nhiều nước đã chuyển sang mua bán quota chất thải. Liên minh châu Âu đã ban hành kế hoạch thay áp dụng thuế các bon bằng việc mua bán các bạn. Mục đích của kế hoạch này là tăng hiệu quả của việc kiểm soát khí thải nhà kính song vẫn đảm bảo tính cạnh tranh của các công ti châu Âu. Theo kế hoạch này, các công ti được phát các giấy phép thải khí CO2. Những công ti nào thải nhiều hơn giấy phép thì có thể mua lại quota thải khí này ở những công ti khác. Các mối quan hệ mang tính chất dân sự thương mại như thế trong lĩnh vực môi trường bao gồm: 

+ Quan hệ về bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường gây nên; 

+ Quan hệ phát sinh từ việc hợp tác khắc phục thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường gây ra;

+ Quan hệ phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môi trường; 

+ Quan hệ trong lĩnh vực phối hợp đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường. 

>>>>> Tham khảo: Môi trường là gì?

Đối tượng nghiên cứu luật môi trường?

Với tư cách là môn khoa học pháp lý chuyên ngành, luật môi trường có đối tượng nghiên cứu riêng của nó. 

Đối tượng nghiên cứu của luật môi trường cần kể đến trước tiên là các quan hệ xã hội mà các quy phạm luật môi trường tác động đến. Việc nghiên cứu các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường chính là tiêu chí quan trọng để phân biệt khoa học luật môi trường với các bộ môn khoa học khác như môi trường học, sinh thái học. Các bộ môn khoa học kể trên nghiên cứu các hiện tượng, các biến động tự nhiên của môi trường dưới những tác động khác nhau của thiên nhiên và con người. Khi nghiên cứu môi trường, các ngành khoa học này không chú trọng hoặc ít chú trọng đến các khía cạnh xã hội của các vấn đề môi trường.

Con người trong các nghiên cứu này chỉ được đánh giá như những chủ thể tự nhiên trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường. Ngược lại, luật môi trường không chú trọng đến các khía cạnh tự nhiên của vấn đề môi trường mà chỉ chú trọng đến khía cạnh xã hội của chúng. Luật môi trường nghiên cứu các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể tham gia sử dụng, khai thác các yếu tố khác nhau của môi trường. Khi nghiên cứu các quan hệ xã hội này, luật môi trường chú trọng đến các yếu tố như địa vị pháp lí, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong từng mối quan hệ cụ thể phát sinh từ hoạt động sử dụng và khai thác các yếu tố của môi trường. Chẳng hạn, chủ sở hữu của nguồn nước, nếu xét về khía cạnh quyền sở hữu thì có quyền quyết định tối cao đối với số phận của nguồn nước.

Tuy nhiên, trong quan hệ luật môi trường thì chủ sở hữu không thể được coi là người có quyền tối thượng. Việc sử dụng nguồn nước bởi chủ sở hữu phải phù hợp với những tiêu chuẩn về môi trường mà Nhà nước và cộng đồng đặt ra. Trong mối quan hệ này với cộng đồng, chủ sở hữu nguồn nước phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định xét ở góc độ bảo vệ môi trường. Nếu như việc sử dụng nguồn nước có nguy cơ gây ô nhiễm thì dù không vi phạm quyền của bất cứ chủ thể nào, chủ sở hữu nguồn nước vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lí. Khoa học luật môi trường nghiên cứu những quan hệ xã hội cụ thể giữa các chủ thể tham gia sử dụng khai thác các yếu tố của môi trường, những quyền và nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh vác khi tham gia các quan hệ đó. 

Khoa học luật môi trường nghiên cứu những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ các lĩnh vực khác nhau của môi trường như: Quản lí các yếu tố của môi trường, bảo vệ môi trường, giải quyết tranh chấp phát sinh. Khi nghiên cứu các quy phạm của luật môi trường, khoa học luật môi trường đặc biệt chú trọng đến tính phù hợp giữa các quy phạm luật môi trường với mức độ phát triển và tính chất của các quan hệ xã hội mà các quy phạm pháp luật về môi trường điều chỉnh.

Sự phù hợp giữa quy phạm pháp luật và quan hệ xã hội là đối tượng của nó tồn tại như một yêu cầu đối với bất cứ môn khoa học pháp lý chuyên ngành nào song đối với khoa học luật môi trường thì nó đặc biệt cần được chú trọng. Điều này có thể được giải thích bởi những lí do sau đây: 

– Luật môi trường liên quan rất mật thiết đến yếu tố phát triển. Sự phát triển nhiều khi buộc các quốc gia, các cá nhân có thể hi sinh lợi ích không định lượng được để đạt được những lợi ích định lượng được. Chính vì vậy, việc soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật, ra các quyết định, chính sách chịu sự chi phối không ít của lợi ích trước mắt và định lượng được (chẳng hạn như xuất khẩu gỗ với kim ngạch xuất khẩu là 50 triệu đô la hoặc dùng phần vốn đầu tư cho các thiết bị xử lý chất thải của công trình này để đầu tư cho một công trình khác). Các cộng đồng cũng dễ sẵn sàng chấp nhận các quy định pháp luật, các chính sách có lợi trước mắt song lại rất tác hại tới môi trường sau này hơn là chấp nhận những chính sách mang tính ngăn chặn cho tương lai. 

– Nhiều quy phạm của pháp luật môi trường liên quan đến lợi ích thiết thực của cộng đồng, liên quan đến cuộc sống trực tiếp của họ. Những người dân sống nhờ vào rừng thì không dễ gì từ bỏ việc đốt rừng làm nương rẫy để sản xuất lương thực, từ bỏ việc chặt gỗ để làm củi hoặc để bán. Vì lí do đó các quy định pháp luật liên quan đến việc đóng cửa rừng, cấm khai thác gỗ khó có được sự chấp nhận của nhiều cộng đồng. 

– Quy phạm pháp luật môi trường liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong luật môi trường chúng ta thấy có các quy phạm luật hành chính, các quy phạm luật dân sự, các quy phạm luật đất đại… khi nó tiếp cận các quan hệ phát sinh từ quá trình quản lý, khai thác và sử dụng các yếu tố khác nhau của môi trường. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com