Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề ly hôn không còn là vấn đề xa lạ. Ly hôn thường xảy ra nhiều ở những cặp vợ chồng trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Về vấn đề ly hôn, có khá nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?
>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình
Ly hôn và quyền yêu cầu ly hôn
Căn cứ theo khoản 15 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“ Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Theo định nghĩa trên, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, tuy nhiên cần có sự công nhận của Tòa án theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
Ly hôn được pháp luật công nhận là quyền của vợ chồng. Cụ thể tại điều 51 Luật hôn nhân gia đình quy định về quyền ly hôn như sau:
“ 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Căn cứ vào quy định trên thì những đối tượng được quyền yêu cầu ly hôn gồm: Vợ, chồng hoặc cả hai người; Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ
Tuy nhiên, lưu ý rằng chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?
Hiện nay, theo quy định của luật hôn nhân gia đình và các văn bản pháp luật khác thì không có quy định nào về việc khi ly hôn người chồng phải có nghĩa vụ đền bù tuổi thanh xuân cho vợ hoặc ngược lại. Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân gia đình quy định rằng vợ chồng thể thỏa thuận với nhau các vấn đề khi ly hôn. Điều 55 Luật hôn nhân gia đình quy định về ly hôn thuận tình như sau:
Theo quy định trên, nếu hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Do đó, nếu vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề bồi thường tuổi xuân và mức bồi thường thì Tòa án vẫn chấp nhận sự thỏa thuận đó của vợ chồng.
Ngược lại, nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về vấn đề bồi thường tổn thất tuổi thanh xuân thì cũng không thể được được bồi thường. Bởi pháp luật không quy định về việc có quyền yêu cầu bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn.
Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.0191 để được LVN Group tư vấn trực tiếp.
>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin ly hôn