Mã ngành xây dựng là mã gì và gồm những ngành gì? sẽ được Luật LVN Group giải đáp trong nội dung bài viết sau đây.
Ngành xây dựng gồm tất cả các hoạt động xây dựng công trình chuyên dụng và dân dụng. Hoạt động xây dựng chung bao gồm xây dựng nhà ở, nhà làm việc, nhà kho, các công trình công cộng, công trình công ích hay các công trình nông nghiệp, đường phố, đường sắt, sân bay công trình công nghiệp… Vậy Mã ngành xây dựng là mã gì và gồm những ngành gì?
Mã ngành xây dựng
Ngành nghề xây dựng thuộc nhóm F: Mã ngành kinh doanh xây dựng
Ngành này gồm: xây dựng hoàn chỉnh công trình nhà ở (ngành 41), xây dựng hoàn chỉnh công trình dân dụng (ngành 42) và hoạt động xây dựng chuyên dụng nếu như các hoạt động này được thực hiện như là một phần của quá trình xây dựng (gành 43).
Ngành này cũng gồm: Phát triển các dự án xây dựng nhà ở hoặc các công trình xây dựng dân dụng bằng cách sử dụng các phương tiện tài chính, kỹ thuật và vật chất để thực hiện các dự án xây dựng để bán.
Mã ngành xây dựng gồm những ngành gì?
Tiếp theo nội dung bài viết Mã ngành xây dựng là gì mã và gồm những ngành gì? sẽ là một số mã ngành nghề khi thành lập công ty xây dựng mà khách hàng có thể tham khảo:
STT | Tên ngành nghề | Mã ngành |
1. | Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp | 3320 |
2. | Xây dựng nhà để ở | 4101 |
3. | Xây dựng nhà không để ở | 4102 |
4. | Xây dựng công trình đường sắt | 4211 |
5. | Xây dựng công trình đường bộ | 4212 |
6. | Xây dựng công trình điện | 4221 |
7. | Xây dựng công trình cấp, thoát nước | 4222 |
8. | Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc | 4223 |
9. | Xây dựng công trình công ích khác | 4229 |
10. | Xây dựng công trình thủy | 4291 |
11. | Xây dựng công trình khai khoáng | 4292 |
12. | Xây dựng công trình chế biến, chế tạo | 4293 |
13. | Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác | 4299 |
14. | Phá dỡ | 4311 |
15. | Chuẩn bị mặt bằng | 4312 |
16. | Lắp đặt hệ thống điện | 4321 |
17. | Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí | 4322 |
18.
|
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
Chi tiết: + Thang máy, thang cuốn + Cửa cuốn, cửa tự động + Dây dẫn chống sét + Hệ thống hút bụi + Hệ thống âm thanh + Hệ thống cách âm, cách nhiệt, chống rung. |
4329
|
19. | Hoàn thiện công trình xây dựng | 4330 |
20. | Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác | 4390 |
21. | Bán buôn kim loại và quặng kim loại
( Không kinh doanh vàng miếng) |
4662 |
22. |
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Chi tiết: – Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến; – Bán buôn xi măng; – Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi; – Bán buôn kính xây dựng; – Bán buôn sơn, vécni; – Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh; – Bán buôn đồ ngũ kim; |
4663 |
23. | Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh | 4752 |
24. | Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh |
4759
|
25. | Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê | 6810 |
26. | Kiểm tra và phân tích kỹ thuật | 7120 |
27. | Hoạt động thiết kế chuyên dụng
Chi tiết: Hoạt động trang trí nội ngoại thất |
7410 |
Điều kiện thành lập công ty xây dựng
Căn cứ theo quy định tại Điều 157 Luật Xây dựng năm 2014 thì tổ chức được hành nghề thi công xây dựng khi đáp ứng đủ 3 điều kiện sau đây:
– Có năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng;
– Chỉ huy trưởng công trình có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp;
– Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về điều kiện năng lực của công ty xây dựng được chia theo hạng công trình:
Hạng I:
+ Có ít nhất 03 người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng I cùng loại công trình xây dựng;
+ Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
+ Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
+ Có ít nhất 30 người công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
+ Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;
+ Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại.
Hạng II:
+ Có ít nhất 02 người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng II cùng loại công trình xây dựng;
+ Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm;
+ Có ít nhất 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
+ Có ít nhất 20 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
+ Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại.
Hạng III:
+ Có ít nhất 1 người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng III cùng loại công trình xây dựng;
+ Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
+ Có ít nhất 5 người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
+ Có ít nhất 5 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Trên đây là nội dung bài viết Mã ngành xây dựng là gì mã và gồm những ngành gì? Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ thành lập công ty vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191 – 1900.0191