Mâm ngũ quả ngày tết miền Trung 2023 và ý nghĩa mâm ngũ quả 2023

Mâm ngủ quả miền Trung cũng gần giống với mâm ngũ quả miền Bắc, cũng sử dụng các loại quà to nặng đặt ở giữa để làm trụ như: chuối, bưởi, mãng cầu, dưa hấu, … và dùng các loại quả nhỏ hơn như: quýt, táo, nho, xoài, … để chèn vào những vị trí còn trống.

Mâm ngũ quả ngày Tết là một nét văn hóa đẹp của người Việt, tùy vào từng vùng miền khác nhau mà mâm ngũ quả được bày trí với loại quả khác nhau. Mâm ngũ quả ngày tết 2023 miền Trung và ý nghĩa mâm ngũ quả

Ý nghĩa của các loại quả trong mâm ngũ quả

– Mâm ngũ quả ngày Tết thường sẽ có ít nhất 5 loại quả được bày trí trong mâm với 5 màu sắc khác nhau, 5 màu này theo quan niệm Phật giáo còn tượng trung cho “ ngũ thiện căn “ là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt), vì vậy các loại quả khi được trưng trong mâm ngũ quả đều có ý nghĩa riêng.

– Cơ bản trong mâm ngũ quả ngày Tết thường có 5 loại quả này chính là: Mãng cầu (quả na), thơm, dừa, đu đủ, xoài, tuy nhiên mỗi địa phương sẽ có những biến tấu với những loại quả khác nhau, do đó mỗi vùng sẽ có những mâm ngũ quả mang nét đặc trưng riêng.– Mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa tâm linh, phong tục xưa thể hiện lòng thành kính đối với gia tiên và ước nguyện của gia chủ một năm mới may mắn, an khang thông qua tên gọi, màu sắc của các loại quả.

Mâm ngũ quả ngày tết 2023 miền Trung

Dải đất miền Trung thường gặp nhiều thiên tai, bão lũ, hạn hán quanh năm nên trái cây tại đây không được phong phú và đa dạng như ở hai miền còn lại. Do vậy, người dân miền Trung sẽ có gì cúng đó, không quá cầu kỳ hay cầu nệ về mặt hình thức, chủ yếu là thành tâm trong việc cúng kính.

Cuộc sống của người miền Trung vốn kham khổ hơn so với các vùng miền khác. Chính vì vậy đời sống văn hóa của họ cũng sẽ thoáng đạt và bình dị hơn. Ngày Tết trên mâm ngũ quả có gì cúng nấy không câu nệ, kiểu cách. Mỗi gia đình có một cách bày biện riêng không đi theo “lối mòn” cụ thể nào.

Người miền Trung có cách bày biện trang trí mâm ngũ quả khá đơn giản, thường là dứa đặt cao nhất, xung quanh được bày xoài, thanh long, táo, nho, quýt…

Mâm ngủ quả miền Trung cũng gần giống với mâm ngũ quả miền Bắc, cũng sử dụng các loại quà to nặng đặt ở giữa để làm trụ như: chuối, bưởi, mãng cầu, dưa hấu, … và dùng các loại quả nhỏ hơn như: quýt, táo, nho, xoài, … để chèn vào những vị trí còn trống. Mâm ngũ quả ngày tết 2023 miền Trungthường gồm các loại quả sau:

– Nải chuối: Mang ý che chở, bảo bọc;

– Quả trứng gà có hình trái đào tiên lộc trời;

– Dừa: Có nghĩa là không thiếu;

– Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc;

– Đu đủ: Mang đến sự đầy đủ thịnh vượng;

– Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống;

– Phật thủ: Giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người;

– Táo: Mang ý nghĩa là phú quý;

– Hồng, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt;

– Thanh long: Ý rồng mây gặp hội;

– Bưởi, dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn;

– Xoài: Cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Cách bày mâm ngũ quả

Cách bày Mâm ngũ quả ngày tết 2023 miền Trung như sau:

Bước 1: Đặt quả bưởi ở giữa dĩa, nải chuối và quả đu đủ đặt sang 2 bên.

Bước 2: Đặt quả dưa hấu lên trên nải chuối và cố định bằng quýt, dưa hoàng kim.

Bước 3: Mặt phía trước bao gồm xoài, thanh long, dưa hoàng kim

Bước 4: Phía sau gồm dứa và quýt. Lưu ý, bạn cần trang trí quýt Thái sao cho cân đối là đã hoàn thành mâm ngũ quả.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết của từng vùng miền

Dù cho mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết khác nhau, song vẫn mang ý nghĩa chung là dâng lên tổ tiên những thức quả ngon để thể hiện lòng hiếu thảo và ước muốn những điều tốt đẹp, vạn sự bình an sẽ đến với gia đình.

Tuy nhiên, các loại hoa quả của từng vùng là khác nhau nên ý nghĩa trong mâm ngũ quả cũng sẽ có sự khác nhau:

– Tại miền Bắc: Thông qua các loại trái cây, người dân đã gửi gắm nhiều mong ước về tài lộc, sức khỏe, bình an và cầu thành công cho gia đình. Người miền này thường chọn những quả có hình dáng đẹp số lượng nhiều như chuối, lựu, na,… với ý nghĩa sinh sôi phát triển và có màu sắc ứng với phong thủy Ngũ hành.

– Tại miền Trung: Người dân ở đây rất đơn giản trong việc lựa chọn các loại trái cây để trưng cho mâm ngũ quả ngày Tết, có thể là cam, táo, lê, bưởi, phật thủ,… với ý nghĩa thể hiện lòng thành kính tới tổ tiên và thể hiện tính cách đơn giản của người miền Trung.

– Tại miền Nam: Mâm ngũ quả ngày tết của người dân miền Nam đều mang một nghĩa chung sâu sắc đó là thể hiện lòng hiếu thảo, ước mong những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới. 

– Tại miền Tây: Với những người nông dân miền Tây, những trái cây trên mâm ngũ quả chính là sản vật mà họ trồng được, kết tinh từ công sức lao động, những giọt mồ hôi. Họ chắt chiu từng chút một để khi Tết đến Xuân về lại thành kính dâng lên ông bà tổ tiên như một lời tri ân, nhớ ơn ông bà đã phù hộ độ trì cho một năm an bình, gặt hái được nhiều thành quả sau những ngày tháng lao động vất vả.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com