Mẫu Bài thu hoạch lớp đảng viên mới năm 2023 2023

Tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành một đảng viên là mục tiêu phấn dấu của rất nhiều người, đặc biệt là những cá nhân làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị và giáo dục công lập.

Để có thể đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản thì ngoài việc xem xét những yếu tố về lý lịch, về nhân thân, đạo đức, phẩm chất… thì điều kiện để gia nhập Đảng là theo học lớp cảm tình đảng và làm bài thu hoạch. Trong nội dung bài viết này, Luật LVN Group sẽ hướng dẫn Quý vị viết bài thu hoạch lớp đảng viên mới.

Những câu hỏi thường gặp trong bài thu hoạch lớp đảng viên mới

Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng sẽ không phải do các cá nhân tự định hướng để khai thác mà sẽ có những câu hỏi cụ thể. Thông qua cách trả lời những câu hỏi này sẽ thể hiện người viết có những hiểu biết gì về tổ chức đảng, những quan điểm về đảng như thế nào… để từ đó đánh giá và đưa ra quyết định có được kết nạp vào đảng hay không. Và sau đây sẽ là những câu hỏi thường gặp trong các bài thu hoạch càm tình đảng:

– Trình bày định hướng về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam?

– Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên được quy định như thế nào trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam? Anh, chị cần phải làm gì, phấn đấu như thế nào để trở thành đảng viên?

– Phân tích nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hiện nay?

– Nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh?

– Anh/ chị hãy phân tích những truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những truyền thống đó được Đảng ta giữ gìn và phát huy ra sao?

Hướng dẫn viết bài thu hoạch lớp đảng viên mới

Do câu hỏi các bài thu hoạch lớp đảng viên mới ở mỗi cơ sở đảng là khác nhau và có rất nhiều câu hỏi. Trong phạm vi bài viết, Luật LVN Group không thể hướng dẫn quý vị hoàn thiện tất cả những câu hỏi trên. Ở phần này, Luật LVN Group sẽ gợi ý quý vị trả lời về định hướng hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ nhất: Về định hướng của hệ thống chính trị Việt Nam

– Tính nhất nguyên chính trị:

+ Chế độ chính trị một Đảng duy nhất cầm quyền, không tồn tại các đảng chính trị đối lập;

+ Hệ thống chính trị của Việt Nam gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Nhất nguyên về tư tưởng, toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh;

– Về tính thống nhất thể hiện qua:

+ Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng cầm quyền duy nhất;

+ Thống nhất về mục tiêu chính trị là xây dựng chủ nghĩa xã hội: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;

+ Thống nhất về nguyên tắc cơ bản là tập trung dân chủ;

+ Thống nhất về tổ chức ở từng cấp, ngành, từ trung ương đến địa phương.

– Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.

Sự gắn bó mật thiết giữa hệ thống chính trị và nhân dân được thể hiện qua các yếu tố sau:

+ Sự gắn bó với nhân dân là quy luật tồn tại của Đảng, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng;

+ Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân;

+ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội là hình thức tập hợp của chính các tầng lớp nhân dân;

+ Mỗi tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị là phương thức thực hiện các quyền làm chủ của nhân dân.

– Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc của hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị của Việt Nam có đặc điểm nổi bật là đại diện cho nhiều giai cấp và tầng lớp nhân dân. Các tầng lớp nhân dân và các giai cấp được đại diện bởi các tổ chức trong hệ thống chính trị và đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. Chính vì thế, hệ thống chính trị Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân và mang tính dân tộc.

Sự kết hợp này thể hiện trong bản chất của từng tổ chức. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân cũng là đội tiên phong của nhân dân lao động và cả dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, gắn liền với dân tộc và giai cấp tạo nên sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị.

Thứ hai: Về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Đây là sự lựa chọn của dân tộc, là tất yếu khách quan, tất yếu lịch sử và có cơ sở pháp lý, cơ sở đạo lý;

Khi là Đảng duy nhất cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng đòi hỏi phải có sự phân định sự lãnh đạo của Đảng đối với việc quản lý, điều hành của nhà nước;

Đảng ta vừa là lực lượng lãnh đạo vừa là thành viên của hệ thống chính trị. Chính vì thế phải xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, tư cách thành viên và khả năng độc lập của mỗi thành viên trong các mối quan hệ.

Vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng luôn được xác định cụ thể trong từng tổ chức của hệ thống chính trị. Bởi sự mơ hồ hoặc thiếu cụ thể về vai trò sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Đảng.

Sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới đòi hỏi phải có sự đổi mới và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng nhằm phát triển kinh tế theo hướng hội nhập nhưng vẫn giữ nguyên màu sắc của chủ nghĩa xã hội, của dân tộc Việt Nam,

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật LVN Group về bài thu hoạch lớp đảng viên mới, cảm ơn Quý khách hàng đã tham khảo bài viết của Luật LVN Group.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com