Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất 2023 2023

Tất cả các tổ chức sản xuất, thương nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp, xí nghiệp kinh doanh sản xuất, khu thương mại dịch vụ, công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng, nhà kho… có phát sinh chất thải sẽ đều phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gửi lên cơ quan đánh giá môi trường có thẩm quyền theo luật định.

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hoạt động không thể thiếu trong việc bảo vệ môi trường, giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được các diễn biến của môi trường từ đó đưa ra những giải pháp, biện pháp hạn chế tác động xấu tới môi trường. Để phục vụ cho hoạt động này, pháp luật đã ban hành quy định chi tiết và kèm theo mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất.

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Theo Thông tư 43/2015/TT-BTNMT Về báo cáo hiện trạng môi trường, Bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường quy định:

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (hay còn gọi là Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ) là bản ghi kết quả quan trắc môi trường (nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại,…) tại cơ sở định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại cơ sở và báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền như Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Từ đó, đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường và xác định các nguy cơ ô nhiễm nhằm ngăn chặn vấn đề ô nhiễm môi trường, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp.

Đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Tất cả các tổ chức sản xuất, thương nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp, xí nghiệp kinh doanh sản xuất, khu thương mại dịch vụ, công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng, nhà kho… có phát sinh chất thải sẽ đều phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gửi lên cơ quan đánh giá môi trường có thẩm quyền theo luật định.

Trong trường hợp, nhà máy xí nghiệp không phải một trong các đối tượng nêu trên nhưng các cơ quan chức năng ra yêu cầu thì vẫn phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

Thời gian nộp báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Thời gian nộp báo cáo quý (báo cáo đợt): trước ngày 30/4, 30/7, 30/10 và 30/1 năm sau.

Thời gian nộp báo cáo 6 tháng (báo cáo đợt): trước ngày 30/7 và 30/1 năm sau.

Thời gian nộp báo cáo tổng hợp năm (báo cáo năm): trước ngày 15/3 năm sau.

Đồng thời doanh nghiệp cần cập nhật quy định thời gian nộp báo cáo của từng địa phương để thực hiện đúng thời hạn.

Nơi nộp báo cáo giám sát môi trường định kỳ ở đâu?

Các cơ quan chức năng có thể tiếp nhận báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

– Phòng quản lý môi trường – Sở tài nguyên và môi trường.

– Phòng tài nguyên và môi trường các Quận/huyện.

– Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 22 Thông tư 43/2015/TT-BTNMT Về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường, Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳmới nhất (hay còn gọi báo cáo kết quả quan trắc định kỳ) đợt, năm thực hiện theo quy định tại Biểu A1, Biểu A2 Phụ lục V:

Biểu A1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (Báo cáo kết quả quan trắc môi trường) đợt

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
———–

 BÁO CÁO

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

VÙNG QUAN TRẮC……………………….

ĐỢT………………….NĂM.……………

 

 

 

Cơ quan chủ trì:

…………….…………….……………. 

(ĐỊA PHƯƠNG)……………., THÁNG………NĂM…….

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
———–

 

 

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

VÙNG QUAN TRẮC……………………….

 

 

 

Thời gian quan trắc: Từ ngày… tháng… đến …ngày…. tháng…

 

 

 

Cơ quan chủ trì:

…………….…………….…………….

 

 

 

Phụ trách đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
 

 

(ĐỊA PHƯƠNG)………., THÁNG……NĂM…….

 

 

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục hình vẽ

Danh sách những người tham gia:

Người chịu trách nhiệm chính

Những người tham gia thực hiện

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

– Giới thiệu chung về nhiệm vụ quan trắc (căn cứ thực hiện, phạm vi nội dung các công việc, tần suất thực hiện, thời gian cần thực hiện).

– Giới thiệu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (Phụ lục 1); Sơ đồ công nghệ, hoạt động phát sinh chất thải (*).

– Đơn vị tham gia phối hợp (ghi rõ các chứng chỉ kèm theo: ISO, Vilas, VMCERT – giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc.).

CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC

2.1. Tổng quan vị trí quan trắc

– Giới thiệu sơ lược phạm vi thực hiện của nhiệm vụ (địa bàn thực hiện quan trắc).

– Kiểu/loại quan trắc: quan trắc môi trường tác động/quan trắc môi trường nền/ quan trắc chất phát thải

– Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, địa điểm và vị trí thực hiện quan trắc.

– Bản đồ/ sơ đồ minh họa điểm quan trắc.

2.2. Danh mục các thông số quan trắc theo đợt

– Giới thiệu danh mục các thông số quan trắc trong đợt, trình bày thông số theo nhóm và thành phần môi trường.

Bảng 1. Danh mục thành phần, thông số quan trắc

STT Nhóm thông số Thông số
I. Thành phần môi trường …
1 Nhóm thông số 1
2 Nhóm thông số 2
…..
II. Thành phần môi trường …
1 Nhóm thông số 1
2 Nhóm thông số 2
…..

2.3. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm

– Nêu thông tin chung về thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm.

– Tóm tắt thông tin về hoạt động hiệu chuẩn thiết bị.

Bảng 2. Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm

STT Tên thiết bị Model thiết bị Hãng sản xuất Tần suất hiệu chuẩn/ Thời gian hiệu chuẩn
I. Thiết bị quan trắc
1
2
II. Thiết bị thí nghiệm
1
2

2.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu

– Giới thiệu phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu

– Làm rõ các số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu đối với từng thành phần môi trường, nêu rõ các đặc điểm, điều kiện, cách thức bảo quản vận chuyển đối với từng thông số.

– Đối với các thành phần môi trường có phương pháp lấy mẫu khác nhau cho từng thông số cần phải lập bảng 3.

Bảng 3. Phương pháp lấy mẫu hiện trường

STT Thông số Phương pháp lấy mẫu
I Thành phần môi trường …
1 Thông số 1
2 Thông số 2
…..
II Thành phần môi trường …
1 Thông số 1
2 Thông số 2
…..

2.5. Danh mục phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Giới thiệu phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Bảng 4. Phương pháp đo tại hiện trường

STT Tên thông số Phương pháp đo Giới hạn phát hiện Dải đo Ghi chú
1 Thông số 1
2 Thông số 2
3 …..

Bảng 5. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

STT Tên thông số Phương pháp phân tích Giới hạn phát hiện Giới hạn báo cáo Ghi chú
1 Thông số 1
2 Thông số 2
3 …..

2.6. Mô tả địa điểm quan trắc

Mô tả vắn tắt về các địa điểm quan trắc.

Bảng 6. Danh mục điểm quan trắc

STT Tên điểm quan trắc Ký hiệu điểm quan trắc Kiểu/loại quan trắc Vị trí lấy mẫu Mô tả điểm quan trắc
Kinh độ Vĩ độ
I

Thành phần môi trường…

1 Điểm quan trắc 1 Kí hiệu 1 Quan trắc môi trường nền 106o08.465’ 21o12.881’ Điểm gần nhà máy A
2 Điểm quan trắc 2 Nút giao thông
3 ….
II

Thành phần môi trường…

1 Điểm quan trắc 1
2 Điểm quan trắc 2
3 …..

Chú ý: – Tọa độ: theo VN 2000

– Mô tả điểm quan trắc: mô tả sơ bộ vị trí, mục đích, ý nghĩa của điểm quan trắc

2.7. Thông tin lấy mẫu

Giới thiệu sơ lược về điều kiện lấy mẫu tại hiện trường.

Bảng 7. Điều kiện lấy mẫu

STT Ký hiệu mẫu Ngày lấy mẫu Giờ lấy mẫu Đặc điểm thời tiết Điều kiện lấy mẫu Tên người lấy mẫu
I

Thành phần môi trường…

1 Mẫu 1 12/03/2014 8h15 Trời nắng Nước cạn Nguyễn Văn A
2 Mẫu 2
Mẫu …
II

Thành phần môi trường…

1 Mẫu 1
2 Mẫu 2
Mẫu …

2.8. Công tác QA/QC trong quan trắc

2.8.1. QA/QC trong lập kế hoạch quan trắc

– Xác định mục tiêu, mục đích cần đạt được của chương trình quan trắc (vị trí, thông số, số lượng mẫu thực, mẫu QC, thiết bị lấy mẫu, chứa mẫu, điều kiện và cách thức bảo quản mẫu, thiết bị đo và phân tích tại hiện trường.)

– Các biện pháp an toàn con người, thiết bị.

2.8.2. QA/QC trong công tác chuẩn bị

Nêu tóm tắt công tác chuẩn bị, phân công cụ thể: về nhân lực, dụng cụ, thiết bị, hóa chất, phương pháp.

2.8.3. QA/QC tại hiện trường

– QA/QC trong lấy mẫu hiện trường

– QA/QC trong đo thử tại hiện trường

– QA/QC trong bảo quản và vận chuyển mẫu

2.8.4. QA/QC trong phòng thí nghiệm

– Tất cả các quá trình phân tích đều được kiểm soát theo một quy trình đã quy định tại SOP của mỗi phòng thí nghiệm.

– Việc tính toán, xử lí số liệu theo các tiêu chí thiết lập tại PTN và đã được hướng dẫn cụ thể trong mỗi SOP.

– Khi các tiêu chí đặt ra không đạt được, PTN sẽ rà soát lại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đảm bảo đưa ra các kết quả thử nghiệm tin cậy.

2.8.5. Hiệu chuẩn thiết bị

– Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn công tác

– Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn định kỳ.

CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC

Phần nhận xét đánh giá bao gồm các thông tin cơ bản như sau:

– Đánh giá về các số liệu và kết quả quan trắc của đợt theo từng khu vực và từng thành phần môi trường quy định trong chương trình quan trắc đã được phê duyệt so sánh với các QCVN và TCVN hiện hành. So sánh kết quả các điểm quan trắc môi trường nền và các điểm quan trắc tác động/các điểm quan trắc chất phát thải (nếu có).

– Vẽ biểu đồ và nhận xét sơ bộ về chất lượng môi trường theo không gian của từng thành phần môi trường (các biểu đồ có dạng cơ bản như dạng cột, dạng đường…). Thống kê các điểm quan trắc có thông số vượt quy chuẩn và các vấn đề bất thường nếu có (sơ bộ giải thích nguyên nhân).

– So sánh chất lượng môi trường cùng thời điểm của những năm trước và với các đợt quan trắc khác trong năm (nếu có).

– Khuyến khích đánh giá chất lượng môi trường nước mặt lục địa bằng chỉ số chất lượng môi trường nước WQI.

CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC ĐỢT QUAN TRẮC

4.1. Kết quả QA/QC hiện trường

– Thống kê số lượng mẫu thực và mẫu QC của đợt thực hiện quan trắc, so sánh kết quả phòng thí nghiệm và tính toán sai số theo công thức được lựa chọn (trình bày công thức áp dụng)…

– Nhận xét, đánh giá kết quả mẫu trắng hiện trường, mẫu trắng vận chuyển, mẫu đúp.

4.2. Kết quả QA/QC trong phòng thí nghiệm

Nhận xét, đánh giá kết quả phân tích các mẫu lặp Phòng thí nghiệm, mẫu chuẩn thẩm tra, mẫu thêm chuẩn.

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

– Đánh giá kết quả thực hiện đợt quan trắc về tiến độ và thời gian thực hiện, mức độ và kết quả áp dụng QA/QC trong quan trắc theo đúng quy định hiện hành.

– Nhận xét, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống, công trình xử lý nước thải, khí thải (*).

– Đánh giá chung về chất lượng môi trường theo từng thành phần quan trắc.

– Đánh giá chất lượng môi trường khu vực sản xuất và môi trường xung quanh (*).

– Nhận xét, đánh giá về các chất phát thải có đảm bảo QCVN và TCVN hiện hành hay không (*).

5.2. Các kiến nghị

Đề xuất các kiến nghị

PHỤ LỤC

– Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

– Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc đợt.

– Phụ lục 3: Phiếu trả kết quả phân tích mẫu, có dấu của đơn vị thực hiện quan trắc (đối với các đơn vị có thuê bên tư vấn thực hiện phân tích mẫu).

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ

1. Tên doanh nghiệp

2. Loại hình sản xuất chính

3. Diện tích (ha)

4. Tình trạng hệ thống xử lý khí thải

5. Tổng lượng nước thải (m3/năm)

6. Tình trạng lập báo cáo quan trắc môi trường

Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc đợt

Bảng PL2.1. Kết quả quan trắc thành phần môi trường nước mặt lục địa, nước biển, nước mưa, nước ngầm, nước thải, không khí xung quanh, khí thải, trầm tích, đất

STT Ký hiệu điểm quan trắc Ký hiệu mẫu Nhóm thông số 1 Nhóm thông số 2
Thống số Thông số Thông số Thông số Thông số
Đơn vị đo Đơn vị đo Đơn vị đo Đơn vị đo Đơn vị đo
1 Ký hiệu điểm 1 Mẫu 01
Mẫu 02
Mẫu 03
Trung bình
2 Ký hiệu điểm 2 Mẫu 01
Mẫu 02
Mẫu 03
Trung bình
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành

Ghi chú:

– Kết quả quan trắc theo từng thành phần môi trường được biểu diễn thành các bảng riêng

– Bảng có thể xoay dọc hoặc ngang tùy theo số lượng điểm/mẫu và thông số quan trắc.

– Trong trường hợp mỗi điểm chỉ lấy 1 mẫu thì không có giá trị trung bình.

Bảng PL2.2. Kết quả quan trắc tiếng ồn và cường độ xe

STT Ký hiệu điểm quan trắc Giờ Độ ồn
(dBA)
Cường độ dòng xe
(Chiếc)
LAeq LAmax Xe máy/ Mô tô Xe con < 12 chỗ Xe tải, xe khách Xe cực lớn > 10 bánh
1 Ký hiệu điểm 1
2 Ký hiệu điểm 2
3 ….
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành

Bảng PL2.3. Kết quả quan trắc thành phần môi trường phóng xạ

STT Ký hiệu điểm quan trắc Ký hiệu mẫu Thông số 1 Thông số 2
Kết quả Sai số Kết quả Sai số
Đơn vị đo Đơn vị đo Đơn vị đo Đơn vị đo
1 Ký hiệu điểm 1
2 Ký hiệu điểm 2
3
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành

Bảng PL2.4. Kết quả quan trắc sinh vật

STT Tên khoa học Ký hiệu điểm 1 Ký hiệu điểm 2
Ký hiệu mẫu 1 Ký hiệu mẫu … Ký hiệu mẫu 1 Ký hiệu mẫu …
1 Ngành
2 Lớp
3 Bộ
4 Họ
5 Loài

 Biểu A2. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (báo cáo kết quả quan trắc môi trường) năm

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
————-

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

VÙNG QUAN TRẮC……………………….

NĂM …………………

 

Cơ quan chủ trì:

…………………………………………….

 

(ĐỊA PHƯƠNG)………….., THÁNG ….. NĂM …….

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
————–

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

 

VÙNG QUAN TRẮC……………………….

NĂM …………………

 

Cơ quan chủ trì:

…………………………………………….

 

 

Phụ trách đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
 

 

(ĐỊA PHƯƠNG)………….., THÁNG ….. NĂM …….

Mục lục

Danh mục từ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục hình vẽ

Danh sách những người tham gia

Người chịu trách nhiệm chính

Những người thực hiện

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1.1. Giới thiệu chung nhiệm vụ

– Căn cứ thực hiện, sự cần thiết của nhiệm vụ, nội dung công việc, tần suất quan trắc, mục tiêu nhiệm vụ.

– Danh sách đơn vị phối hợp (ghi rõ các chứng chỉ kèm theo: ISO, Vilas, VMCERT – giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc).

– Vị trí quan trắc (bản đồ/sơ đồ minh họa điểm quan trắc)

– Phạm vi và thời gian thực hiện

– Giới thiệu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (Phụ lục 1) (*).

Bảng 1. Khối lượng công việc thực hiện

TT Thành phần môi trường quan trắc Số lần lấy mẫu
I Thành phần môi trường…
1 Thông số …

X điểm x Y lần x Z đợt = Tổng

2 Thông số …
II Thành phần môi trường…
1 Thông số …
2 Thông số …

Bảng 2. Số lượng các điểm quan trắc theo khu vực

Khu vực quan trắc Số điểm quan trắc
Thành phần môi trường 1 Thành phần môi trường 2 Thành phần môi trường….
Khu vực 1
Khu vực 2
….
Tổng cộng

Ghi chú: Khu vực quan trắc là tập hợp các điểm được chia theo vị trí địa lý hoặc được chia dựa theo thuyết minh được phê duyệt.

1.2. Thuyết minh tóm tắt về tình hình thực hiện nhiệm vụ

– Giới thiệu chung về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong năm.

– Giới thiệu chung về tần suất quan trắc, thời gian cụ thể tiến hành quan trắc của từng đợt trong năm.

CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC

2.1. Tổng quan địa điểm, vị trí quan trắc

– Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng/khu vực quan trắc

– Kiểu/loại quan trắc: quan trắc môi trường tác động/quan trắc môi trường nền/ quan trắc chất phát thải.

– Mô tả địa điểm lấy mẫu

– Giới thiệu điểm quan trắc (Bảng 3)

Bảng 3. Danh mục điểm quan trắc

STT Tên điểm quan trắc Ký hiệu điểm quan trắc Kiểu/loại quan trắc Vị trí lấy mẫu Mô tả điểm quan trắc
Kinh độ Vĩ độ
I

Thành phần môi trường…

1 Điểm quan trắc 1 Ký hiệu điểm 1 Quan trắc môi trường nền 106°08.465’ 21°12.881’ Điểm gần nhà máy A
2 Điểm quan trắc 2 Nút giao thông
II

Thành phần môi trường…

1 Điểm quan trắc 1
2 Điểm quan trắc 2

Ghi chú:

– Tọa độ: theo VN 2000

– Mô tả điểm quan trắc: Mô tả sơ bộ vị trí, mục đích, ý nghĩa của điểm quan trắc

– Mô tả tóm tắt thông tin lấy mẫu của các đợt quan trắc

– Thông tin về số lượng mẫu của mỗi đợt quan trắc.

Bảng 4. Số lượng mẫu của các đợt quan trắc

STT Khu vực/vị trí/điểm quan trắc Số lượng mẫu của từng đợt Tổng cộng số mẫu
Đợt 1 Đợt 2 Đợt…
I Thành phần môi trường …
1 Khu vực 1
2 Khu vực 2
3 ….
Tổng cộng số mẫu
II Thành phần môi trường ….
1 Khu vực 1
2 Khu vực 2
3 ….
Tổng cộng số mẫu

2.2. Giới thiệu thông số quan trắc

– Giới thiệu các thông số theo chương trình quan trắc được phê duyệt;

– Nêu sơ bộ mục đích, ý nghĩa của việc lựa chọn các thông số đối với khu vực quan trắc.

2.3. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm

– Nêu thông tin chung về thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm.

– Tóm tắt thông tin về hoạt động hiệu chuẩn thiết bị.

Bảng 5. Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm

STT Tên thiết bị Model thiết bị Hãng sản xuất Tần suất hiệu chuẩn/ thời gian hiệu chuẩn
I Thiết bị quan trắc
1
2
II Thiết bị phòng thí nghiệm
1
2

2.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu

– Giới thiệu chung phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu

– Làm rõ các số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu đối với từng thành phần môi trường, nêu rõ các đặc điểm, điều kiện, cách thức bảo quản vận chuyển đối với từng thông số.

– Đối với các thành phần môi trường có phương pháp lấy mẫu khác nhau cho từng thông số cần phải lập bảng 6.

Bảng 6. Phương pháp lấy mẫu hiện trường

TT Thành phần Phương pháp lấy mẫu
I Thành phần môi trường
1 Thông số 1
2 Thông số 2
3 Thông số …

2.5. Danh mục phương pháp đo đạc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Giới thiệu sơ lược phương pháp quan trắc hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Bảng 7. Phương pháp đo tại hiện trường

TT Tên thông số Phương pháp đo Giới hạn phát hiện Dải đo Ghi chú
1 Thông số 1
2 Thông số 2
3 Thông số 3
4 Thông số…

Bảng 8. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

STT Tên thông số Phương pháp phân tích Giới hạn phát hiện Giới hạn báo cáo Ghi chú
1 Thông số 1
2 Thông số 2
3 Thông số 3
4 Thông số…

2.6. Công tác QA/QC trong quan trắc môi trường

2.6.1. QA/QC trong lập kế hoạch quan trắc

– Xác định mục tiêu, mục đích cần đạt được của chương trình quan trắc (vị trí, thông số, số lượng mẫu thực, mẫu QC, thiết bị lấy mẫu, chứa mẫu, điều kiện và cách thức bảo quản mẫu, thiết bị đo và phân tích tại hiện trường).

– Các biện pháp an toàn con người, thiết bị.

2.6.2. QA/QC trong công tác chuẩn bị

Nêu tóm tắt công tác chuẩn bị, phân công cụ thể: về nhân lực, dụng cụ, thiết bị, hóa chất, phương pháp.

2.6.3. QA/QC tại hiện trường

– QA/QC trong lấy mẫu hiện trường

– QA/QC trong đo thử tại hiện trường

– QA/QC trong bảo quản và vận chuyển mẫu

2.6.4. QA/QC trong phòng thí nghiệm

– Tất cả các quá trình phân tích đều được kiểm soát theo một quy trình đã quy định tại SOP của mỗi phòng thí nghiệm.

– Việc tính toán, xử lí số liệu theo các tiêu chí thiết lập tại PTN và đã được hướng dẫn cụ thể trong mỗi SOP.

– Khi các tiêu chí đặt ra không đạt được, PTN sẽ rà soát lại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đảm bảo đưa ra các kết quả thử nghiệm tin cậy.

2.6.5. Hiệu chuẩn thiết bị

– Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn công tác

– Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn định kỳ.

CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC

Phần nhận xét, đánh giá bao gồm các thông tin cơ bản như sau:

– Đánh giá về các số liệu và kết quả quan trắc của các đợt theo từng khu vực và từng thành phần môi trường trong chương trình quan trắc đã được phê duyệt so sánh với các QCVN và TCVN hiện hành.

– Vẽ biểu đồ và nhận xét sơ bộ về chất lượng môi trường theo không gian của từng thành phần môi trường (các biểu đồ có dạng cơ bản như dạng cột, dạng đường…). Thống kê các điểm quan trắc có thông số vượt quy chuẩn và các vấn đề bất thường nếu có (sơ bộ giải thích nguyên nhân).

– So sánh giữa các khu vực, so sánh giữa các điểm quan trắc môi trường nền và các điểm quan trắc tác động/ các điểm quan trắc chất phát thải (nếu có) và so sánh với các kết quả quan trắc của các năm trước nhằm đánh giá diễn biến chất lượng của từng thành phần môi trường.

– Khuyến khích tính toán chỉ số chất lượng môi trường nước (WQI) đối với kết quả quan trắc nước mặt lục địa. So sánh, đánh giá, nhận xét các kết quả WQI giữa các điểm và giữa các đợt trong năm và so sánh với năm trước.

CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC

4.1. Kết quả QA/QC hiện trường

– Thống kê số lượng mẫu thực và mẫu QC qua các đợt thực hiện quan trắc, so sánh kết quả phòng thí nghiệm và tính toán sai số theo công thức được lựa chọn (trình bày công thức áp dụng)…

– Nhận xét, đánh giá kết quả mẫu trắng hiện trường, mẫu trắng vận chuyển, mẫu đúp.

4.2. Kết quả QA/QC trong phòng thí nghiệm

Nhận xét, đánh giá kết quả phân tích các mẫu lặp Phòng thí nghiệm, mẫu chuẩn thẩm tra, mẫu thêm chuẩn.

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

– Đánh giá kết quả thực hiện các đợt quan trắc về tiến độ và thời gian thực hiện, mức độ và kết quả QA/ QC trong quan trắc theo đúng quy định hiện hành.

– Đánh giá chung về chất lượng môi trường theo từng thành phần quan trắc.

– Đánh giá chất lượng môi trường khu vực sản xuất và môi trường xung quanh (*).

– So sánh, đánh giá chất lượng môi trường giữa các năm.

– Nhận xét, đánh giá tình trạng hoạt động và hiệu quả xử lý của các hệ thống, công trình xử lý nước thải, khí thải (*).

5.2. Kiến nghị

Đề xuất các kiến nghị

PHỤ LỤC

– Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

– Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc năm

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ

  1. Tên doanh nghiệp
  2. Loại hình sản xuất chính
  3. Diện tích (ha)
  4. Tình trạng hệ thống xử lý khí thải
  5. Tổng lượng nước thải (m3/năm)
  6. Tình trạng lập báo cáo quan trắc môi trường

Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả quan trắc năm

Bảng PL2.1. Kết quả quan trắc thành phần môi trường: Nước mặt lục địa, nước biển, nước mưa, nước ngầm, nước thải, không khí xung quanh, khí thải, trầm tích, đất.

STT Ký hiệu điểm  quan trắc Đợt Ký hiệu mẫu Nhóm thông số Nhóm thông số
Thông số Thông số Thông số Thông số
Đơn vị đo Đơn vị đo Đơn vị đo Đơn vị đo
1 Ký hiệu điểm 1 Mẫu 01
Mẫu 02
Mẫu 01
Mẫu 02
2 Ký hiệu điểm 2 Mẫu 01
Mẫu 02
Mẫu 01
Mẫu 02
3 Ký hiệu điểm … Mẫu 01
Mẫu 02
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành

Ghi chú:

– Kết quả quan trắc theo từng thành phần môi trường được biểu diễn thành các bảng riêng

– Bảng có thể xoay dọc hoặc ngang tùy theo số lượng điểm/mẫu và thông số quan trắc.

– Trong trường hợp mỗi điểm chỉ lấy 1 mẫu thì không có giá trị trung bình.

Bảng PL2.2. Kết quả quan trắc tiếng ồn và cường độ xe

STT Ký hiệu điểm quan trắc Đợt Giờ Độ ồn
(dBA)
Cường độ dòng xe
(Chiếc)
LAeq LAmax Xe máy/Mô tô Xe con < 12 chỗ Xe tải, xe khách Xe cực lớn > 10 bánh
1 Ký hiệu điểm 1 Đợt 1
Đợt 2
….
2 Ký hiệu điểm 2 Đợt 1
Đợt 2
3 Ký hiệu điểm…
Giá trị QCVN/TCVN hiện hành

Bảng PL2.3. Kết quả quan trắc thành phần môi trường phóng xạ

STT Ký hiệu điểm quan trắc Đợt Ký hiệu mẫu Thông số 1 Thông số 2
Kết quả Sai số Kết quả Sai số
Đơn vị đo Đơn vị đo Đơn vị đo Đơn vị đo
1 Ký hiệu điểm 1 Đợt 1
Đợt 2
Đợt …
2 Ký hiệu điểm 2 Đợt 1
Đợt 2
Đợt …
3 Ký hiệu điểm …
Giá trị QCVN/ TCVN hiện hành

Bảng PL2.4. Kết quả quan trắc sinh vật

STT Tên khoa học Ký hiệu điểm quan trắc
Đợt 1 Đợt 2 Đợt …
Mẫu 1 Mẫu … Mẫu 1 Mẫu … Mẫu 1 Mẫu …
1 Ngành
2 Lớp
3 Bộ
4 Họ
5 Loài

 Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com