Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm là mẫu biên bản được lập ra khi trong công ty hoặc là trong doanh nghiệp có hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động.
Xây dựng nội quy công ty là một chuẩn mực cơ bản cho mỗi nhân viên thực hiện theo đúng nội quy đó. Khi nhân viên xảy ra vi phạm đặc biệt là những lỗi vi phạm nghiêm trọng hoặc đã nhắc nhở nhiều lần nhưng không rút kinh nghiệm thì ban quản lý sẽ lập biên bản xử lý. Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm như thế nào?
Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm là gì?
Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm là mẫu biên bản được lập ra khi trong công ty hoặc là trong doanh nghiệp có hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động.
Trong biên bản nhắc nhở nhân viên phải ghi đầy đủ các nội dung thông tin của người lập biên bản, người bị lập biên bản, thời gian diễn ra, sự việc vi phạm.
Nhắc nhở là một hình thức xử lý vi phạm khi một người nào bị vi phạm kỉ luật, làm sai nguyên tắc, quy tắc hay yêu cầu ở mức có thể sửa sai. Hình thức kỷ luật nhắc nhở là hình thức được sử dụng trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau: Xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật lao động, xử lý hình sự…
Khi nào cần sử dụng biên bản nhắc nhở vi phạm?
Nhắc nhở vi phạm được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, nhắc nhở vi phạm được quyết định bằng văn bản và ghi nhận bằng biên bản.
Biên bản nhắc nhở vi phạm thường được các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng chung cho cả đơn vị. Ngoài ra, biên bản được lập ra phải có sự chứng kiện của người khác.
Nội dung của biên bản nhắc nhở vi phạm
Văn hóa tại nơi làm việc là một trong những thành tố quan trọng để xây dựng một tập thể kỷ luật và làm việc hiệu quả. Xây dựng nội quy lao động vừa là một biện pháp ngăn ngừa cũng là căn cứ để tiến hành xử lý những hành vi vi phạm.
Khi xử lý những hành vi vi phạm thì người sử dụng lao động phải căn cứ vào nội quy công ty, thỏa ước lao động, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã được thỏa thuận giữa các bên.
Tùy vào vụ việc người vi phạm thực hiện mà hình thức xử lý cũng khác nhau. Đối với môi trường lao động thường là nhắc nhở và cảnh cáo. Việc lập biên bản là thủ tục bắt buộc khi xử lý kỷ luật, đảm bảo cho việc đối chứng nếu xảy ra các vấn đề phát sinh về sau.
Nội dung Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm gồm:
– Thời gian, địa điểm lập biên bản;
– Thông tin của bên lập biên bản như tên người lập biên bản, đơn vị, chức vụ;
– Thông tin của bên bị lập biên bản như tên người bị lập biên bản, đơn vị, chức vụ;
– Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc;
– Nội dung vi phạm, thiệt hại;
– Ý kiến của bên bị lập biên bản;
– Xác nhận của bên lập biên bản;
– Các bên có liên quan ký vào biên bản.
Hướng dẫn cách lập biên bản nhắc nhở vi phạm
Để lập biên bản nhắc nhở vi phạm cần phải xác định được các vấn đề như sau:
– Xác định chủ thể có quyền được phép lập biên bản, đó có thể là quản lý, cấp trên hoặc người được ủy quyền.
– Đối với xử lý do vi phạm kỉ luật thì phải được lập thành văn bản phải bằng văn bản, không có việc xử lý người vi phạm chỉ bằng hình thức miệng;
– Nội dung trình bày khách quan, đúng sự thật, không thêm hoặc bớt. Cần lắng nghe ý kiến của người vi phạm, những người có mặt vào lúc hành vi xảy ra;
– Ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành lập biên bản; thông tin của người vi phạm kỷ luật: họ và tên, chức vụ, đơn vị làm việc;
– Thiệt hại xảy ra phải ghi chính xác, cần ghi lại phần thiệt hại bằng hình ảnh nếu có thể;
– Nếu có chứng cứ cần bảo quản cẩn thận đưa về nơi có thẩm quyền để xem xét xử lý; kết luận của người có thẩm quyền về vụ việc.
– Chữ ký của các bên có liên quan: người lập biên bản, người vi phạm, người làm chứng, ban quản lý. Đóng dấu của công ty.
Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm mới nhất
Khi lập biên bản nhắc nhở vi phạm có thể tham khảo theo Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm dưới đây:
CÔNG TY |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
SỐ: |
…………., Ngày…..tháng….năm…..
MẪU BIÊN BẢN NHẮC NHỞ VI PHẠM
(Về việc vi phạm kỷ luật)
Hôm nay, vào lúc…..giờ, ngày….tháng…năm tại ……………………………………………………………..
Bên lập biên bản:
– Tên người lập biên bản:………………………………………………………………………………………….
– Đơn vị:…………………………………………………………………………………………………………….
– Chức vụ:…………………………………………………………………………………………………………..
Bên bị lập biên bản:.
– Tên người bị lập biên bản:………………………………………………………………………………………..
– Đơn vị:…………………………………………………………………………………………………………….. .
– Chức vụ:…………………………………………………………………………………………………………….
Biên bản được lập với những nội dung sau:
1. Thời gian xảy ra vụ việc:…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Địa điểm xảy ra vụ việc:………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
3. Nội dung vi phạm:…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………. .
4. Thiệt hại (nếu có):……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
5. Tang vật thu được (nếu có): …………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Ý kiến bên bị lập biên bản:……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
7. Xác nhận của bên lập biên bản:………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………….Biên bản này được lập thành hai bản. Bên lập biên bản giữ một bản, bên bị lập biên bản lập biên bản giữ.
Người lập biên bản | Người bị lập biên bản | Người chứng kiến | Ban lãnh đạo |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) |