Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Bạo hành gia đình không còn là vấn đề mới trong xã hội. Bạo hành gia đình có kéo dài từ xưa đến nay, dù đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, cũng như nâng cao ý thức của người dân về vấn đề này. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn có tình trạng bạo lực gia đình.
Bạo hành gia đình là gì?
Căn cứ theo khoản 2 điều 1 Luật Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 nêu khái niệm bạo hành gia đình như sau:
Các hành vi bạo hành gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Đơn tố cáo bạo hành gia đình là gì?
Đơn tố cáo hành vi bạo hành gia đình là văn bản trình bày cụ thể những nội dung liên quan đến bạo hành gia đình gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi của người bạo hành theo quy định của pháp luật. Để đơn được giải quyết nhanh chóng thì nội dung phải đảm bảo đầy đủ và chính xác.
Đơn tố cáo bạo hành gia đình cần gửi tới các cơ quan có thẩm quyền như công an, UBND phường/xã, công an cấp quận huyện để được giải quyết. Khi nộp đơn tố cáo bạo hành gia đình thì cần nộp kèm theo những bằng chứng liên quan để chứng minh cho nội dung tố cáo.
Các nội dung cần có của đơn tố giác bạo hành gia đình
Thông thường để đáp ứng sự đầy đủ và hợp lý để nhanh chóng được giải quyết thì đơn tố giác bạo hành gia đình thường có các nội dung sau đây:
+ Phần đầu là Quốc hiệu tiêu ngữ;
+ Tên văn bản là: “ĐƠN TỐ CÁO”
+ Kính gửi: Ghi đầy đủ tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà bạn gửi đơn đến
+ Thông tin của bên tố cáo gồm: tên, số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại…
+ Ghi các thông tin của người bị tố cáo: tên, số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại…
+ Nội dung sự việc dẫn đến việc bồi thường: Trình bày đầy đủ sự việc
+ Trình bày rõ nội dung vụ việc gồm những nội dung sau: Tóm tắt nội dung vụ việc ghi rõ ngày tháng năm, địa chỉ, người bạo hành thực hiện những hành vi, lời nói và hành động như thế nào; Vi phạm những quy định của pháp luật, ví dụ vi phạm điều khoản nào của luật nào; Những quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng bị xâm hại; Những yêu cầu của người tố cáo; cam kết của người viết đơn những nội dung trình bày là có thật và phải chịu trách nhiệm nếu những thông tin trình bày là sai.
+ Phần cuối ghi ngày tháng năm viết đơn, người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu đơn tố giác bạo hành gia đình
Quý vị tham khảo mẫu đơn tố giác bạo hành gia đình dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN TỐ CÁO
(V/v: Bạo hành gia đình)
Kính gửi: …………………………………………..
1. Họ và tên: ……………………………………….
Sinh ngày ….. tháng …… năm …
Địa chỉ cư trú (hoặc địa chỉ liên lạc): …………………………………………..
Giấy chứng minh nhân dân số: …………….., ngày cấp……………….
2. Đối tượng bị tố cáo:…………………………………………………………………………
3. Nội dung vụ việc
a) Tóm tắt nội dung vụ việc: ……………………………………………………
b) Vi phạm những quy định của pháp luật ………………………………………..
c) Những quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng bị xâm hại: (Ví dụ, thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về sức khoẻ, thể chất…).
d) Chứng minh sự thiệt hại (ghi lại các chứng cứ chứng minh thiệt hại: biên bản làm việc của chính quyền, hồ sơ nhập viện, xuất viện, kết quả chẩn đoán của bác sĩ, hoá đơn tiền thuốc).
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
4. Những yêu cầu, kiến nghị của người viết đơn (yêu cầu xử lý người bạo hành như thế nào)
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
5. Cam kết của người viết đơn: …………………………………………………………..
………….., ngày…..tháng………năm…….
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trên đây là nội dung bài viết về Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình. Chúng tôihi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được vấn đề này.