Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ quan trọng nhằm xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, từ đó làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
Trong nhiều trường hợp, hồ sơ xin hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội không thể thiếu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Vậy giấy này được thực hiện như thế nào, pháp luật có quy định gì về biểu mẫu? Cùng Luật LVN Group làm rõ qua nội dung bài viết dưới đây:
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là gì?
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ quan trọng nhằm xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, từ đó làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện sự xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động cấp, người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bác sỹ, y sỹ) được phân công theo đúng thẩm quyền.
Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT, mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được quy định cụ thể như sau:
Liên số 1
……………………………. Mẫu Số:……………………..
Số:………………/KCB
Số seri: ………………
GIẤY CHỨNG NHẬN
NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú)
I. Thông tin người bệnh
Họ và tên: …………………………………………………………… ngày sinh ……./…… /…….
Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:…………………………………………………………………………. ;
Giới tính: ………………………………………………………………………………………………………
Đơn vị làm việc: ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị
…………………………………………………………………………………………………………………….
Số ngày nghỉ: ………………………………………………………………………………………………..
(Từ ngày ………………….………….đến hết ngày…………….…………………..)
III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi)
– Họ và tên cha: ……………………………………………………………………………………………..
– Họ và tên mẹ: ……………………………………………………………………………………………..
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) |
Ngày…..tháng…..năm…….. Người hành nghề KB, CB (Ký, họ tên, trừ trường hợp sử dụng chữ ký số) |
Liên số 2
……………………………. Mẫu Số:……………………..
Số:………………/KCB
Số seri: ………………
GIẤY CHỨNG NHẬN
NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú)
I. Thông tin người bệnh
Họ và tên: …………………………………………………………… ngày sinh ……./…… /…….
Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:…………………………………………………………………………. ;
Giới tính: ………………………………………………………………………………………………………
Đơn vị làm việc: ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị
…………………………………………………………………………………………………………………….
Số ngày nghỉ: ………………………………………………………………………………………………..
(Từ ngày ………………………….…..đến hết ngày………………………………..)
III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi)
– Họ và tên cha: ……………………………………………………………………………………………..
– Họ và tên mẹ: ……………………………………………………………………………………………..
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) |
Ngày…..tháng…..năm…….. Người hành nghề KB, CB (Ký, họ tên, trừ trường hợp sử dụng chữ ký số) |
Xin Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ở đâu?
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải docơ sở khám bệnh,chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp.
Do đó, để xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXHngười lao động phải đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như thế nào là hợp lệ?
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được xem là hợp lệ khi thỏa mãn các quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại Điều 20 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, cụ thể:
Thứ nhất: Về thẩm quyền cấp: phải do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề (bác sĩ, y sĩ) làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
Thứ hai: Phải thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Thứ ba: Nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải chính xác, trung thực với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.