Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
Ủy quyền tham gia tố tụng không phải là một trong những cụm từ xa lạ đối với tất cả chúng ta. Vậy thì, ủy quyền tham gia tố tụng là gì? Quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền tham gia tố tụng.
Ủy quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật
Căn cứ quy định tại Điều 85 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, quy định về người đại diện, cụ thể:
“ Điều 85. Người đại diện
1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
3. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.
Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.”
Căn cứ quy định trên, người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Cùng với đó, quy định trên cũng khẳng định người đại diện theo quy định của pháp luật Dân sự cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố dụng dân sự.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện
Quy định cụ thể tại khoản 2 – Điều 86 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, cụ thể:
“ Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.”
Do đó, khi nhận ủy quyền về vấn đề gì, thì người nhận ủy quyền chỉ được tham gia nội dung đó. Nếu nhận ủy quyền tham gia tố tụng (Mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng chúng tôi sẽ hướng dẫn ở phần bài viết phía dưới) thì bên nhận ủy quyền sẽ được đại diện bên ủy quyền tham gia tố tụng.
Trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền
– Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp cảu người được đại diện.
– Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015; – Căn cứ vào các văn bản Hiến pháp hiện hành; – Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên. ……….., ngày….. tháng ….. năm……; chúng tôi gồm có: I. BÊN ỦY QUYỀN (Bên A): Họ và Tên: ………………………………………………………………………………………………… Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………… Số căn cước công dân: …………………………………….. Cấp ngày: …………………………. Nơi cấp: ………………………………………………………… Quốc tịch: …………………………. II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Bên B): Họ và Tên: …………………………………………………………………………………………………. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………… Số căn cước công dân: …………………………………….. Cấp ngày: …………………………. Nơi cấp: ………………………………………………………… Quốc tịch: …………………………. III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN: Bằng Giấy ủy quyền này, Bên A ủy quyền cho bên B được thực hiện các công việc sau đây: Được đại diện cho bên A tham gia tố tụng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theoq uy định của pháp luật về tố tụng và các văn bản pháp luật có liên quan tới tố tụng đối với các vụ việc dân sự tranh chấp mà bên A là đưỡng sự; ký vào các văn bản, giấy tờ nộp tiền án phí, tạm ứng án phí hoặc nhận lại hoàn toàn tạm ứng phí dân sự. Đại diện cho bên A thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong thi hành án dân sự: Ký Đơn yêu cầu thi hành án, khiếu nại về việc thi hành án dân sự; nộp tiền tạm ứng hoặc nhận lại hoàn toàn tạm ứng phí thi hành án dân sự. IV. THỜI HẠN ỦY QUYỀN: Văn bản ủy quyền này có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi được thay thế văn bản ủy quyền khác. V. CAM KẾT: Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên. Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết. Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ….. bản.
BÊN ỦY QUYỀN BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
|
Như vậy, mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng, đã được chúng tôi cung cấp phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích một số quy định của pháp luật liên quan tới đại diện ủy quyền, từ đó cũng cấp thêm tới quý bạn đọc một số vấn đề mới để quý bạn đọc hiểu thêm về đại diện ủy quyền theo quy định của pháp luật Dân sự.