Mẫu mở bài Chiều tối 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Mẫu mở bài Chiều tối 2023

Mẫu mở bài Chiều tối 2023

Để có thể viết được Mẫu mở bài Chiều tối hay thì cần phải nắm được nội dung của tác phẩm, chiều tối là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác.

Khi phân tích tác phẩm thì mở bài có vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu vấn đề cần bàn luận trong bài và làm cơ sở cho phần thân và kết bài. Do vậy cần phải có một mở bài hấp dẫn, hãy cùng theo dõi Mẫu mở bài Chiều tối qua nội dung bài viết dưới đây của Luật LVN Group nhé.

Hoàn cảnh ra đời của bài Chiều tối

Trước khi tìm hiểu vềMẫu mở bài Chiều tối cần nắm được một số thông tin cơ bản về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Giới thiệu về tác giả:

– Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

– Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

– Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

Bài thơ Chiều tối

–  Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Là bài thơ thứ 31, trích Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh. Sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

– Bố cục gồm hai phần:

+ Phần 1: 2 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước.

+ Phần 2: 2 câu cuối: Bức tranh sinh hoạt.

– Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Nội dung tác phẩm Chiều tối

Để có thể viết được Mẫu mở bài Chiều tối hay thì cần phải nắm được nội dung của tác phẩm. Chiều tối là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác.

Bằng bút pháp chấm phá của thơ cổ điển nhà thơ đã phát hoạ hình ảnh buổi chiều tà nơi núi rừng heo hút với nhiều hình ảnh: trời về chiều, lại đi giữa nơi đường núi, như một lẽ tự nhiên, người tù ngước lên cao để đón chút ánh sáng cuối cùng của ngày, đó cũng chính là lúc người bắt gặp cánh chim mỏi mệt đang tìm bay về tổ, bắt gặp chùm mây chầm chậm trôi qua lưng trời.

Bài thơ không chỉ gợi tả màu sắc mà người đọc vẫn cảm thấy rừng núi chiều tối thật âm u, không hề gợi âm thanh mà nghe thật vắng vẻ, quạnh hiu. Cách chim và chòm mây là hình ảnh thường xuất hiện trong thơ chiều xưa và nay.

Cánh chim là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ văn cổ điển, vừa thể hiện không gian vừa thể hiện thời gian. Nhìn cánh chim đang bay sau một ngày mệt mỏi chim bay về tổ để nghỉ ngơi cũng như con người sau một ngày lao động vất vả tìm về nhà.

Chòm mây lúc này dường như cũng đã quá mệt mỏi nên trôi lững lờ trên bầu trời, những đám mây này cũng chính là những đám mây buổi hoàng hôn. Tuy nhiên tiếc rằng câu thơ này được dịch không thoát ý nên không gợi lên được sự cô đơn cho người đọc cảm nhận.

Ta thấy tất cả các sự vật sau một ngày hoạt động đều như đang rơi dần vào trạng thái nghỉ ngơi (trạng thái tĩnh), duy chỉ có Bác vẫn phải bước đi. Trong tình cảnh tù đầy gian khổ, Bác vẫn lạc quan làm thơ và một lòng hướng đến ngày mai nước nhà độc lập.

Giá trị dung bài Chiều tối

– Bài thơ khắc họa sinh động hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm mây cùng với hoạt động của con người miền sơn cước khi màn đêm đang dần dần buông xuống.

– Tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của Bác. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi đang bị tù đày, gông cùm xiềng xích nhưng tâm hồn của con người ấy vẫn hoàn toàn tự do ta thấy ngời sáng lên vẻ đẹp của người chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chính Minh.

Đó là một tình yêu thiên nhiên, tình thương với những con người cùng khổ trong tâm hồn người thi sĩ và ý chí sắt đá trong suy nghĩ của người chiến sĩ.

– Bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét đẹp hiện đại, đó là sự kết hợp khéo léo giữa chất thép và chất tình, giữa tinh thần của người thi sĩ và ý chí của người chiến sĩ.

Giá trị nghệ thuật bài Chiều tối

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh thơ đậm chất cổ điển cùng với bút pháp chấm phá trong cách xây dựng không gian đã khiến cho người đọc hình dung được cả khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người chỉ bằng vài nét vẽ.

– Ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc khiến bài thơ không chỉ chân thực mà còn mang cả tâm hồn của con người ấy.

Mở bài Chiều tối- Mẫu 1

Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỷ XX. Ngoài văn chính luận, người còn để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đáng trân trọng. Trong đó nổi bật nhất là tập thơ Nhật ký trong tù.

Tập thơ này như một cuốn nhật ký bằng thơ ghi lại những chặng đường giải lao đầy gian nan vất vả của người tù. Nhưng bằng bản lĩnh thép, tinh thần thép Người đã vượt qua hoàn cảnh tù đày để hướng về ánh sáng. Bài thơ Chiều tối là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của tập Nhật ký trong tù.

Mở bài Chiều tối- Mẫu 2

Một tác phẩm hay là tác phẩm hàm chứa giá trị tư tưởng sâu sắc. Ở đó, ta không chỉ thấy được tài năng của người viết mà còn chứa đựng cả một tâm hồn, một cốt cách của thi nhân.

Bài thơ Chiều tối là một bài thơ như thế, Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của đất nước, một nhà thơ của dân tộc mang một tình cảm lớn lao với Tổ Quốc đã viết nên những vần thơ chạm vào đáy hồn nhân thế. Mà có lẽ, bài thơ còn giá trị cho đến tận mãi về sau.

Mở bài Chiều tối- Mẫu 3

Văn học với nhiều thể loại khác nhau từ truyện, thơ,… đã thể hiện nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực khác nhau để con người có cái nhìn, khía cạnh toàn diện hơn của cuộc sống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãng tụ vĩ đại của dân tộc mà Người còn là một nhà thơ vô cùng tài hoa. Những năm tháng bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạc, Người đã cho ra đời tập Nhật ký trong tù viết về cuộc sống những năm ở tù của mình. Tiêu biểu trong tập thơ mà chúng ta phải kể đến chính la bài thơ Chiều tối.

Mở bài Chiều tối- Mẫu 4

“Chiều tối” là một bài thơ trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ được Bác sáng tác ngay trên đường bị giải đi từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào lúc chiều tàn. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã ghi lại bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người ở vùng rừng núi một cách sinh động.

Mở bài Chiều tối- Mẫu 5

Bác Hồ – người Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc, đã mở ra con đường cứu nước, giúp dân tộc ta có được độc lập, tự do, thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than. Nhật kí trong tù của Người là một trong những tập thơ xuất sắc nhất trong nền thơ ca Việt. Tập thơ đó được viết trong những năm tháng Người bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch.

Trong một lần chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây sang Thiên Bảo một buổi chiều tà, Người đã có cảm hứng viết lên bài thơ Chiều tối. Bài thơ chứa đựng bức tranh thiên nhiên buổi chiều đẹp thanh bình cùng với đó là bức tranh đời sống con người nơi thôn dã. Tất cả được hòa quyện thật đẹp đẽ qua ngòi bút của Hồ Chí Minh.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com