Mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn 2023

Tùy theo điều kiện của từng địa phương mà việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể tổ chức kết hợp tại hội nghị thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức thành cuộc bầu cử riêng.

Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là người trực tiếp nhận và truyền đạt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ từ chính quyền cấp xã. Họ là những người sát dân, gần dân, hiểu dân nhất, được ví là cánh tay nối dài của chính quyền cấp xã. Với vai trò đó, đòi hỏi trưởng thôn phải là người có kinh nghiệm và uy tín trong nhân dân. Do đó, việc chọn lựa trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố được lựa chọn thông qua hình thức bầu cử.

Tiêu chuẩn Trưởng thôn?

Hiện nay, tổ chức và hoạt động của Thôn, Tổ dân phố được quy định tại thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 31 tháng 8 năm 2012 và thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

Theo quy định tại thông tư 04/2012/TT-BNV, trưởng thôn, tổ trưởng Tổ dân phố phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

– Là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố;

– Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác;

– Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm;

– Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

– Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

Để trở thành trưởng thôn, một người cần trải qua việc bầu cử như thế nào, mời theo dõi phần tiếp theo của bài viết Mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn.

Quy trình bầu cử trưởng thôn

Tùy theo điều kiện của từng địa phương mà việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể tổ chức kết hợp tại hội nghị thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức thành cuộc bầu cử riêng.

Theo quy định tại Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Tổ trưởng tổ bầu cử chủ trì hội nghị bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Hội nghị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự.

Việc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo trình tự sau đây:

– Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; quyết định thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử;

– Tổ trưởng tổ bầu cử quyết định việc để Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đương nhiệm báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ vừa qua trước hội nghị cử tri; hội nghị cử tri thảo luận về công tác nhiệm kỳ vừa qua của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

– Tổ trưởng tổ bầu cử nêu tiêu chuẩn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

– Đại diện Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố giới thiệu danh sách những người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố do Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử và Chi ủy Chi bộ thôn, tổ dân phố thống nhất theo quy trình quy định. Tại hội nghị này, cử tri có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử;

– Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về những người ứng cử. Trên cơ sở các ý kiến của cử tri, Tổ bầu cử ấn định danh sách những người ứng cử để hội nghị biểu quyết. Việc biểu quyết số lượng và danh sách những người ứng cử được thực hiện bằng hình thức giơ tay và có giá trị khi có trên 50% số cử tri tham dự hội nghị tán thành;

– Tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

+ Việc bầu cử có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định;

+ Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, Tổ bầu cử trực tiếp đếm số biểu quyết. Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu cử làm nhiệm vụ kiểm phiếu.

+ Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu; mời đại diện cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.

Người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố.

Như vậy, qua các quy định về bầu cử trưởng thôn, thấy được rằng, việc bầu cử trưởng thông có thể được thực hiện hoặc bỏ phiếu kín. Vậy, đối với trường hợp bỏ phiếu kín thì sử dụng mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn như thế nào. Mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn, tuy nhiên nhằm đảm bảo việc bầu cử có hiệu quả, phiếu bầu cử phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Quý bạn đọc có thể tham khảo mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn dưới đây:

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ …………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

PHIẾU BẦU CỬ TRƯỞNG THÔN

Thôn: ………………..

Xã: …………………..

(Cử tri chọn 01 trong số 02 người ứng cử)

1. Ông/bà: NGUYỄN VĂN A

2. Ông/bà: TRẦN THỊ B

Như vậy, trưởng thôn hay tổ trưởng tổ dân phố là người có ý nghĩa quan trọng, là cánh tay nối dài của ủy ban nhân dân cấp xã. Thông qua việc bầu cử công khai, minh bạch sẽ giúp cho lựa chọn ra người thật sự có hiểu biết, có kinh nghiệm và có uy tín trong nhân dân. Ở bài viết Mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn, chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin cơ bản liên quan đến bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com