Mẫu thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Mẫu thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần 2023

Mẫu thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần 2023

Góp vốn thành lập công ty cổ phần là việc các thành viên cùng thỏa thuận đưa tài sản của mình vào để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Đây là một trong những điều kiện để tạo nên một khoản vốn nhất định phục vụ cho việc thành lập và duy trì hoạt động của công ty cổ phần sau này.

Trước khi thành lập công ty các thành viên sáng lập phải thực hiện thỏa thuận góp vốn. Để việc thỏa thuận góp vốn của các thành viên có hiệu lực pháp lý và để xác định rõ trách nhiệm của các cổ đông, tránh các rủi ro sau thành lập thì thỏa thuận đó phảo được lập thành văn bản.

Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần là gì?

Góp vốn thành lập công ty cổ phần là việc các thành viên cùng thỏa thuận đưa tài sản của mình vào để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Đây là một trong những điều kiện để tạo nên một khoản vốn nhất định phục vụ cho việc thành lập và duy trì hoạt động của công ty cổ phần sau này.

Để tránh những rủi ro cho cả công ty và người góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần, việc góp vốn cần phải được lập thành văn bản và có chữ ký xác nhận của các thành viên.

Nội dung mẫu thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần

Thứ nhất: Về chủ thể trong hợp đồng

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020, chủ thể trong hợp đồng góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân và số lượng cổ đông tối thiểu để có thể góp vốn thành lập công ty cổ phần là 03, không hạn chế số lượng tối đa.

Thứ hai: Về tài sản và phương thức góp vốn

Theo quy định tại Điều 3 Luật doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn được quy định như sau:

“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật”.

Tùy theo ngành nghề kinh doanh của công ty đã đăng ký thì nếu loại hình của công ty thuộc trường hợp phải có vốn pháp định theo quy định của pháp luật thì khi góp vốn thành lập công ty cổ phần, các thành viên phải góp tối thiểu số vốn theo quy định.

Thứ ba: Về thời hạn góp vốn

Thời hạn góp vốn là 90 ngày, theo quy định khoản 1 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:

“ Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua”.

Trường hợp hết thời hạn mà cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thứ tư: Về việc rút, chuyển nhượng cổ phần

– Cổ đông “không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra”. (khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020)

Theo điểm d, Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2015, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020 đó là các trường hợp sau:

+ Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

+ Trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Hướng dẫn soạn thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần

– Về phần thông tin của các cổ đông tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần, cần đảm bảo các thông tin như:

+ Đối với cổ đông là cá nhân gồm: Họ và tên cá nhân; ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, các giấy tờ chứng thực cá nhân như CMND/CCCD/Hộ chiếu, số cổ phần được quyền biểu quyết.

+ Đối với cổ đông là tổ chức gồm: Tên tổ chức, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần được quyền biểu quyết.

– Phần nội dung cần đảm bảo các điều khoản về: Tài sản góp vốn; Giá trị tài sản góp vốn; Thời hạn góp vốn; Phương thức góp vốn; Số và ngày cấp chứng nhận góp vốn; …

– Phần ký kết hợp đồng

Mẫu thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần

Quý vị có thể tham khảo mẫu thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần sau đây:

Tải (Download) Mẫu thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần

Download Tại Đây

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến “Mẫu thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần”. Nếu có bất kỳ ý kiến, thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung này, rất mong quý độc giả đặt câu hỏi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com