Miễn hình phạt là gì? Trường hợp nào thì được miễn hình phạt? 2023

Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Trong bài viết này, Luật LVN Group sẽ gửi tới Quý độc giả các thông tin hữu ích liên quan đến miễn hình phạt, từ đó, giúp Quý độc giả giải đáp được tất cả các thắc mắc: Miễn hình phạt là gì? Trường hợp nào thì được miễn hình phạt?  theo quy định pháp luật hình sự mới nhất. Mời Quý độc giả theo dõi nội dung bài viết:

Miễn hình phạt là gì?

Miễn hình phạt là trường hợp cụ thể khi Tòa án quyết định hình phạt, Tòa án quyết định miễn cho pháp nhân thương mại hoặc người phạm tội hình phạt mà đáng ra họ phải chịu theo quy định Bộ luật hình sự.

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về miễn hình phạt với các chủ thể của tội phạm như sau:

Điều 59. Miễn hình phạt

Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều 88. Miễn hình phạt

Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Miễn chấp hành hình phạt?

Miễn chấp hành hình phạt là trường hợp người bị kết án được Toà án quyết định cho họ không phải chấp hành một phần hoặc toàn bộ hình phạt của bản án đã tuyên khi họ có đủ các điều kiện do Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 62 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn miễn hình phạt với miễn chấp hành hình phạt, do đó, chúng tôi cung cấp thêm thông tin về miễn chấp hành hình phạt trong bài viết này để Quý vị có sự phân biệt.

>> Tham khảo bài viết: Miễn chấp hành hình phạt là gì? Trường hợp nào được miễn chấp hành hình phạt?

Các trường hợp được miễn hình phạt? Điều kiện miễn hình phạt

Miễn hình phạt được hiểu là không buộc một người phải chịu trách nhiệm hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện. Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước không chỉ có mục đích trừng trị mà còn nhằm giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt là hậu quả pháp lý của tội phạm. Do đó, đã phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng phạt. Thế nhưng trong thực tế cũng có trường hợp nếu việc áp dụng hình phạt không đạt được mục đích của hình phạt hoặc trái với nguyên tắc nhân đạo của Luật hình sự thì không cần thiết phải áp dụng hình phạt.

Điều kiện được miễn hình phạt như sau:

Thứ nhất: Trường hợp chủ thể của tội phạm là cá nhân

Theo Điều 59 Bộ luật hình sự 2015 thì người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật hình sự mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự quy định như sau:

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Như vậy, người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong các trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, hoặc người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể và đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự. Những trường hợp này thông thường là: Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức; phạm tội do lạc hậu hoặc là người phạm tội tự thú…

Thứ nhất: Trường hợp chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại

Theo Điều 88 Bộ luật hình sự thì pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Theo đó, pháp nhân thương mại cần hoàn thiện xong các việc bao gồm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại để được Tòa án xem xét khi quyết định hình phạt.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với LuatHoangPhi.Vn để được tư vấn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com