Chi nhánh và địa điểm kinh doanh là 2 hình thức khác nhau và đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định. Chính vì thế các chủ thể kinh doanh cần cân nhắc và lựa chọn kỹ trước khi đưa ra quyết định thành lập.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh theo hình thức mở rộng địa bàn hoạt động. Thông thường các doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh bằng việc thành lập thêm chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.
Phân biệt giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh?
Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập hợp pháp, có con dấu, có tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh là địa điểm cố định mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể, không bao gồm cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch vụ tạm thời và có thể khác trụ sở chính của doanh nghiệp.
Về cơ bản, chi nhánh và địa điểm kinh doanh đều được đăng ký thành lập để kinh doanh các ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký trước đó và được cấp giấy chứng nhận hoạt động riêng.
Để phân biệt được chi nhánh và địa điểm kinh doanh ta có thể dựa vào một số tiêu chí như sau:
– Về phạm vi thành lập:
Cả chi nhánh và địa điểm kinh doanh đều có thể được đặt tại tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố khác với trụ sở chính của doanh nghiệp.
– Về hoạt động kinh doanh:
Chi nhánh được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó còn địa điểm kinh doanh chỉ được đăng ký một số ngành nghề, không được đăng ký toàn bộ.
Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền còn địa điểm kinh doanh chỉ tiến hành hoạt động kinh doanh đã đăng ký và không thực hiện chức năng khác.
– Về con dấu:
Chi nhánh được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng còn địa điểm kinh doanh thì không có.
– Về cách đặt tên:
Tên của chi nhánh phải bao gồm tên của doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Còn đối với địa điểm kinh doanh, tên của địa điểm không bắt buộc phải để tên của doanh nghiệp.
– Về mã số thuế:
Chi nhánh có mã số thuế riêng được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký thành lập còn địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng, thực hiện kê khai và nộp thuế theo mã số thuế của trụ sở chính hoặc chi nhánh chủ quản hoặc theo mã số thuế phụ thuộc.
– Về hạch toán thuế:
Địa điểm kinh doanh hoạch toán thuế phụ thuộc vào doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản còn chi nhánh thì có thể lựa chọn tự hạch toán hoặc hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh sử dụng mẫu hóa đơn của doanh nghiệp hoặc mẫu hóa đơn của chi nhánh chủ quản còn chi nhánh có thể sử dụng chung mẫu hóa đơn hoặc mẫu hóa đơn riêng so với doanh nghiệp.
Thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh, gọi: 1900.0191
Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?
Thông qua sự khác biệt giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần dựa vào nhu cầu thực tế, mục đích kinh doanh để quyết định lựa chọn nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp muốn thành lập một cơ sở kinh doanh để kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, muốn thực hiện theo thủ tục đơn giản, hoạt động đơn giản thì công ty nên lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh.
Việc thành lập địa điểm kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp điều tiết được hoạt động sản xuất, kinh doanh của trụ sở chính và địa điểm kinh doanh và tăng hiệu suất kinh doanh, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp muốn thành lập một cơ sở kinh doanh để kinh doanh nhiều lĩnh vực của doanh nghiệp, có thể đại diện doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng với đối tác, khách hàng, xuất hóa đơn, hoạt động trên địa bàn tỉnh thành khác với nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp thì công ty nên lựa chọn thành lập chi nhánh.
Chi nhánh được thành lập và hoạt động tương đối độc lập với doanh nghiệp, được quyền sử dụng con dấu riêng, kê khai nộp thuế riêng và hạch toán hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp.
Việc hoạt động độc lập của chi nhánh sẽ giúp cho việc giao thương với khách hàng được thuận tiện hơn thay vì phải đi xa để đến trụ sở chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc thành lập chi nhánh công ty phải được thực hiện ngoài tỉnh, thành phố của doanh nghiệp, phát sinh thủ tục khai thuế riêng và lập báo cáo cuối năm để báo cáo cho hoạt động của mình.
Như vậy, xét trên mặt ưu điểm thì chi nhánh sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội so với địa điểm kinh doanh, có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều hiệu quả kinh tế hơn so với địa điểm kinh doanh nhưng việc quyết định hình thức là chi nhánh hay địa điểm kinh doanh vẫn phải tùy vào mục đích kinh doanh, địa điểm muốn thành lập thực tế của doanh nghiệp.
Nếu Quý độc giả vẫn còn băn khoăn về việc nên thành lập chi nhánh hay địa điểm địa điểm kinh doanh có thể liên hệ cho chúng tôi qua Hotline 1900.0191 để được chúng tôi tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn thực hiện thủ tục thành lập.