Trong mối quan hệ lao động với người sử dụng lao động, người lao động giúp việc gia đình cũng có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
Các nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Tư vấn về Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình
Trong mối quan hệ lao động với người sử dụng lao động, người lao động giúp việc gia đình cũng có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động. Ngoài ra, người giúp việc gia đình có các nghĩa vụ khác mà pháp luật dự liệu để bảo đảm quyền lợi của gia đình và cả quyền lợi của bản thân người giúp việc, bao gồm:
(i) Bồi thường trách nhiệm vật chất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật trong trường hợp làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động;
(ii) Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân;
(iii) Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.