Những người từ đủ mười tám tuổi (tính theo ngày tròn) được suy đoán là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Những cá nhân này là những chủ thể có đầy đủ tư cách chủ thể và có thể tham gia vào các quan hệ dân sự độc lập.
Người thành niên là gì?
Tư vấn người thành niên theo quy định của Bộ luật dân sự
Khoản 1 Điều 20 quy định: “ Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”. Đó là những người đã đến tuổi trưởng thành: từ 18 tuổi tròn trở lên. Cá nhân khi đủ mười tám tuổi tròn (tính theo ngày, tháng), còn phải là người khỏe mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh tâm thần, mất trí, không bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.. Nghĩa là, cá nhân đó có đủ khả năng để nhận thức việc mình làm, đủ khả năng để làm chủ, chỉ huy được hành vi của mình.
Như vậy, những người từ đủ mười tám tuổi (tính theo ngày tròn) được suy đoán là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Những cá nhân này là những chủ thể có đầy đủ tư cách chủ thể và có thể tham gia vào các quan hệ dân sự độc lập.
Khoản 2 Điều 20 quy định: “ Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này”.
Theo quy định trên đây, người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là những cá nhân có đầy đủ tư cách chủ thể và có thể tham gia vào các quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập.
Đối với những trường hợp là những người đã đến tuổi trưởng thành từ 18 tuổi tròn trở lên nhưng: bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc đó là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì chưa được coi là người thành niên. Các chủ thể này khi tham gia vào các quan hệ dân sự phải có những điều kiện nhất định: được sự đồng ý hoặc phải có người giám hộ.
>>>>> Tham khảo: Người chưa thành niên là gì?