Những lưu ý khi sử dụng người lao động cao tuổi 2023

Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Quy định về sử dụng người lao động cao tuổi như thế nào?

Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi 

1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. 3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công vic nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. 

Tư vấn về sử dụng người lao động cao tuổi theo Bộ luật lao động

Do người lao động cao tuổi có những đặc điểm riêng về độ tuổi, sức khỏe nên Điều 149 BLLĐ quy định riêng về một số chế độ lao động đối với người lao động cao tuổi. Cụ thể: 

– Về thời hạn hợp đồng lao động, khi người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi, thì các bên có thể thỏa thuận thời hạn hợp đồng lao động theo quy định (không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn). Tuy nhiên, nếu các bên giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn thì có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn, mà không bị ràng buộc chỉ 02 lần như đối với người lao động khác.

Bởi lẽ, người lao động cao tuổi, về cơ bản đã hết tuổi lao động, khả năng lao động đã suy giảm, nên họ được lựa chọn thời hạn hợp đồng cho phù hợp với sức khỏe, khả năng lao động và nhu cầu lao động của họ. Mặt khác, do họ đã có lương hưu nên pháp luật không đặt ra vấn đề cần bảo đảm việc làm và thu nhập như những lao động khác. 

Về công việc trong hợp đồng lao động, nhìn chung người lao động cao tuổi được lựa chọn công việc, ngành nghề phù hợp với khả năng lao động và sức khỏe của mình. Song, do sức khỏe về thể lực và trí lực suy giảm nên họ khó có thể làm được các công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc công việc/nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe cho lao động này, khoản 3 Điều luật quy định người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, 

việt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi. Tuy nhiên để bảo đảm quyền lao động của người lao động cao tuổi, pháp luật quy định nếu người sử dụng lao động bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn thì vẫn có thể sử dụng người lao động cao tuổi. 

Về tiền lương và các quyền lợi khác, người lao động cao tuổi là người đang hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội. Khi tham gia quan hệ lao động, họ được hưởng các quyền lợi trên Cơ sở hao phí sức lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Trong đó bao gồm các quyền lợi về tiền lương, thời giờ nghỉ ngơi, trang bị phương tiện bảo hộ lao động,…

Tuy nhiên, do người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, vì thế thay vì đóng phí vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động phải trả các khoản này vào tiền lương hàng tháng cho họ. Riêng bảo hiểm y tế, người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng phí vào quỹ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. 

Về chăm sóc sức khỏe đối với người lao động cao tuổi tại nơi làm việc, ngoài các trách nhiệm về chăm sóc sức khỏe nói chung như đối với người lao động khác như khám sức khỏe định kỳ, trang bị phương tiện bảo hộ lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật,… người sử dụng lao động còn phải bảo đảm trách nhiệm quan tâm chăm sóc đối với lao động cao tuổi. Tuy nhiên, do điều luật không quy định cụ thể những trách nhiệm nào, nên quy định này chỉ mang tính khuyến khích. Theo đó, tùy vào điều kiện của từng đơn vị mà người sử dụng lao động có thể quy định riêng về chăm sóc sức khỏe cho người lao động cao tuổi. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com