Phân biệt hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền theo Bộ luật hình sự 2023

Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tỉnh tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Phạt tiền là hình phạt tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước.

Trong nội dung bài viết này, Luật LVN Group sẽ chia sẻ tới Quý độc giả các thông tin về Phân biệt hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền theo Bộ luật hình sự mới nhất. Mời Quý độc giả theo dõi.

Hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự

So với Bộ luật hình sự trước đây, Bộ luật hình sự hiện hành bổ sung thêm chủ thể của tội phạm gồm cả pháp nhân thương mại. Theo đó, hình phạt theo quy định Bộ luật hình sự hiện nay được phân hóa thành hình phạt áp dụng đối với người phạm tội và hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại. Theo đó:

– Hình phạt áp dụng với người phạm tội

+ Hình phạt chính bao gồm:

1/ Cảnh cáo;

2/ Phạt tiền;

3/ Cải tạo không giam giữ;

4/ Trục xuất;

5/ Tù có thời hạn;

6/ Tù chung thân;

7/ Tử hình.

+ Hình phạt bổ sung bao gồm:

1/ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

2/ Cấm cư trú;

3/ Quản chế;

4/ Tước một số quyền công dân;

5/ Tịch thu tài sản;

6/ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

7/ Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính

– Hình phạt áp dụng với pháp nhân thương mại

+ Hình phạt chính bao gồm:

1/ Phạt tiền;

2/ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

3/ Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

+ Hình phạt bổ sung bao gồm:

1/ Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

2/ Cấm huy động vốn;

3/ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Hình phạt cảnh cáo theo Bộ luật hình sự mới nhất

Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước do Toà án tuyên án đối với người bị kết án.

Cảnh cáo là loại hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạt chính, không có khả năng đưa lại những hạn chế pháp lý liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích thiết thân về thể chất và tài sản… của người bị kết án. Tuy vậy, với tư cách là khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội, cảnh cáo gây ra cho họ những tổn hại nhất định về mặt tinh thần. Người bị hình phạt cảnh cáo đã phải chịu sự lên án của Nhà nước về hành vi phạm tội của mình.

Khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự quy định như sau:

Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích

[…] 2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Như vậy, người bị phạt cảnh cáo mang án tích thời hạn tối đa là một năm. Phạm vi và điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo được điều 34 Bộ luật Hình sự quy định: ” Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.”

Hình phạt tiền theo Bộ luật hình sự mới nhất

Điều 35 Bộ luật hình sự quy định về phạt tiền như sau:

Điều 35. Phạt tiền

1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:

a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;

b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.

4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.

Điều 77 Bộ luật hình sự quy định:

Điều 77. Phạt tiền

1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

Phạt tiền là hình phạt tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước.

Trong hệ thống hình phạt của Bộ luật Hình sự Việt Nam, phạt, tiền là một trong hai hình thức phạt có thể được áp dụng khi là hình phạt chính, khi là hình phạt bổ sung.

Xét về nội dung và giá trị các tác động của hình phạt, phạt tiền tước bỏ một số quyền lợi vật chất của người bị kết án, tác động đến kinh tế (tình hình tài sản) của họ và thông qua đó nhằm đạt những mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt.

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật Hình sự phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự an toàn công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật Hình sự quy định. Còn đối với những người phạm các tội về tham nhũng, tội phạm ma tuý và một số tội phạm khác thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung nhằm bảo đảm mục đích của hình phạt.

Mức phạt tiền được áp dụng theo mức độ nghiêm trọng của tội đã phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người đã phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng mức tối thiểu là một triệu đồng thể hiện tính nghiêm khắc của chế tài hình sự so với các loại chế tài hành chính, kinh tế.

Phân biệt hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền theo Bộ luật hình sự

Chúng tôi đưa ra bảng phân biệt sau đây để Quý độc giả tiện theo dõi, tham khảo:

Cảnh cáo Phạt tiền
Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước do Toà án tuyên án đối với người bị kết án Phạt tiền là hình phạt tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước.
Chỉ là hình phạt chính Hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung
Chỉ áp dụng với người phạm tội, cụ thể là: người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Áp dụng với cả người phạm tội và pháp nhân thương mại. Trong đó:

– Với người phạm tội:

+ Được áp dụng là hình phạt chính với:

1/ Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;

2/ Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác theo Bộ luật hình sự

+ Được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định.

– Với pháp nhân thương mại: được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội.

 1 năm

1 năm trong trường hợp phạt tiền là hình phạt chính

Trường hợp phạt tiền là hình phạt bổ sung thì phụ thuộc vào hình phạt chính.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com