Phụ cấp chuyên cần có đóng bảo hiểm không? 2023

Theo quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Hiện nay việc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ đã được luật quy định. Việc này nhằm tạo điều kiện giúp bảo vệ quyền lợi của chính người dân khi tham gia vào mối quan hệ lao động.

Quy định về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bù đắp thu nhập của người lao động khi họ giảm mức thu nhập do ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, chết, nghỉ hưu hoặc hết tuổi lao động, số tiền này sẽ được chi trả dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Hiện nay theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Trong đó bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại bảo hiểm dành cho người lao đọng và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia theo đúng quy định của pháp luật. Thông thường điều này sẽ được thể hiện rõ ràng trong nội dung hợp đồng lao động về quyền lợi mà người lao đông được hưởng.

Người lao động và người sử dụng lao động sẽ cùng nhau chi trả khoản tiền này, nhưng người sử dụng lao động sẽ phải chịu tỷ lệ phần trăm nhiều hơn.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được áp dụng đối với người lao động làm việc và ký kết hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn của hợp đồng.

Các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về chế độ quyền lợi của người lao động khi tham gia vào bảo hiểm xã hội bắt buộc, đó là:

– Chế độ ốm đau:

Đây là chế độ dành cho người la động tham gia bảo hiểm thuộc trường hợp ốm đau, có xác nhận từ các tổ chức y tế, theo đó người lao động sẽ được nghỉ và hưởng các chế đột theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Thời hạn nghỉ ốm đau đối với trường hợp này sẽ không vượt quá 30 ngày, nếu trong trường hợp đã sử dụng hết số ngày trên mà tình hình sức khỏe vẫn chưa hồi phục thì có thể nghỉ theo chế độ nghỉ dưỡng sức

– Chế độ hưu trí:

Chế độ hưu trí là chế độ dành cho người lao động đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của Luật Lao động 2019 và đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội. Tùy thuộc vào số tiền tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà số tiền hưu trí nhận được của người lao động sẽ là khác nhau

Trường hợp người lao động đóng chưa đủ 20 năm bảo hiểm mà đã đủ tuổi về hưu thì có thể yêu cầu thanh toán tiền bảo hiểm xã hội một lần.

– Chế độ tử tuất:

Đây là chế độ được áp dụng cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi họ chết, quỹ bảo hiểm sẽ hội trợ tiền trợ cấp mai táng, tiền tử tuất hàng tháng hoặc tiền tử tuất một lần cho thân nhân của người lao động

– Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng cho người lao động không may bị tai nạn lao động, khoản trợ cấp này sẽ được xác định căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động

Ngoài việc được hưởng trợ cấp thì người lao động còn có thể được hưởng các trợ cấp về phương tiện đi lại, gậy chống, các cộng cụ sinh hoạt khác…

– Chế độ thai sản:

Chế độ thai sản được áp dụng đối với người lao đọng đủ điều kiện hưởng theo quy định của pháp luật.

Theo đó họ sẽ được hưởng các chế độ như: Chế độ nghỉ khám thai, ốm đau thai sản, nghỉ hưởng chế độ sẩy, phá hai, thai chết lưu, nghỉ khi sinh…

Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội 2021

Theo quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Trong đó xác định:

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh: Là mức lương được tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng, đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm.

– Các khoản phụ cấp lương: Đây chính là các khoản bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất công việc, điều kiện mộ trường làm việc, mức độ thu hút lao động…

– Các khoản bổ sung khác: Là các khoản mà người lao động và công ty đã thỏa thuận, được ghi nhận trong hợp đồng và được chi trả thường xuyên trong mỗi kỳ thanh toán lương.

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ Phụ cấp chuyên cần có đóng bảo hiểm không? Mời Quý vị theo dõi nội dung.

Phụ cấp chuyên cần có đóng bảo hiểm không?

Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 quy định tiền lương tháng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:

– Thưởng theo điều 104, tiền thưởng sáng kiến;

– Tiền ăn giữa ca;

– Tiền hỗ trợ xăng, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ…

– Hộ trợ người lao động có thân nhân qua đời, sinh nhật người lao động…

– Trợ cấp cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản trợ cấp khác được ghi nhận trong nội dung hợp đồng lao động.

Tiếp đó căn cứ vào Công văn số 3016/LĐTBXH-BHXH ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2018 hướng dẫn khoản tiền phụ cấp chuyên cần sẽ không được xác định là khoản tiền lương phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Phụ cấp chuyên cần có đóng bảo hiểm không?

Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com