Quan hệ pháp luật chứng khoán 2023

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Quan hệ pháp luật chứng khoán. Mời Quý vị theo dõi bài viết:

Quan hệ pháp luật chứng khoán là gì?

Quan hệ pháp luật chứng khoán là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành, chuyển giao chứng khoán được các quy phạm pháp luật điều chỉnh mà hậu quả pháp lí là tạo ra những quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể. 

>>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?

Phân loại quan hệ pháp luật chứng khoán

Quan hệ pháp luật chứng khoán được xem xét phân loại dựa vào những tiêu chí cơ bản sau đây: 

Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ, có quan hệ pháp luật chứng khoán mang tính hành chính và quan hệ mang tính bình đẳng thoả thuận.

Quan hệ pháp luật chứng khoán mang tính hành chính xuất hiện khi có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán tham gia với tư cách là chủ thể quản lí và các đối quan hệ về việc cấp và thu hồi các loại giấy phép, quan hệ liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra mang tính nhà nước, quan hệ về xác định vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán.

Quan hệ pháp luật giữa các chủ thể kinh doanh chứng khoán, quan hệ giữa tổ chức phát hành với nhà đầu tư, quan hệ giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán… thể hiện sự tự nguyện, bình đẳng thực sự giữa các bên trong quá trình thiết lập quan hệ và thực hiện hành vi liên quan đến chứng khoán. | Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh trên thị trường chứng khoán, quan hệ pháp luật chứng khoán được phân chia tương ứng với các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật chứng khoán.

Việc xác định tiêu chí và phân loại quan hệ pháp luật chứng khoán có ý nghĩa pháp lí quan trọng phù hợp với các đối tượng khác nhau. Nhà làm luật sử dụng tiêu chí và nội dung phân chia quan hệ pháp luật để ban hành hệ thống các văn bản đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm quan hệ pháp luật chứng khoán. Đối với các đối tượng áp dụng pháp luật hoặc tuân thủ pháp luật, việc xác định đúng loại quan hệ cùng với tính chất của chúng giúp chúng ta có cách ứng xử đúng đắn hoặc áp dụng pháp luật phù hợp. Rõ ràng, việc phân loại quan hệ pháp luật chứng khoán cho thấy các loại chủ thể tham gia quan hệ. Các chủ thể kinh doanh chứng khoán là loại chủ thể quan trọng và chủ yếu của quan hệ pháp luật chứng khoán.

Nhóm chủ thể này có thể là công ti chứng khoán, công ty quản lí quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức lưu kí…, là các chủ thể kinh doanh có điều kiện và đều có mục đích chung khi thiết lập quan hệ pháp luật chứng khoán là tính sinh lời của quan hệ. Tổ chức phát hành chứng khoán, nhà đầu tư cũng là những loại chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thường xuyên trên thị trường chứng khoán với mục đích tạo nguồn vốn và sử dụng vốn dựa trên lợi thế thị trường.

Sự khác biệt giữa chủ thể phát hành với nhà đầu tư chứng khoán không chỉ thể hiện ở mục tiêu khi tham gia quan hệ mà còn thể hiện ở điều kiện tham gia quan hệ với đối tượng khác trên thị trường. Xét theo nhóm quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật chứng khoán còn thấy sự tồn tại của các chủ thể tổ chức, hỗ trợ thị trường. Thị trường chứng khoán càng phát triển và phức tạp thì chủ thể tổ chức, hỗ trợ thị trường càng đa dạng và thể hiện rõ nét vai trò của mình. 

Trên thị trường chứng khoán, căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật chứng khoán là hành vi pháp lý liên quan đến chứng khoán (sự kiện pháp lý) và sự tồn tại của quy phạm pháp luật điều chỉnh chính loại hành vi đó (cơ sở pháp lý). Hành vi pháp lí phải được thực hiện bởi một chủ thể cụ thể, cho dù đó là chủ thể quản lý nhà nước hay các chủ thể, có mục đích và nội dung liên quan đến chứng khoán. Đối với cơ sở pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật chứng khoán cũng không hoàn toàn ổn định và bất biến. Chúng cũng làm thay đổi, hình thành hay chấm dứt một quan hệ pháp luật chứng khoán cụ thể.

Chẳng hạn, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 phát sinh hiệu lực làm chấm dứt quan hệ xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998. Luật chứng khoán năm 2006 phát sinh hiệu lực làm thay đổi nội dung hoạt động của công ti chứng khoán, công ti quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; làm hình thành quan hệ giữa công ty đại chúng với UBCKNN… Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán có hiệu lực tạo điều kiện pháp lí cho sự hiện diện và thực hiện hoạt động quản lí nhà nước đối với Quỹ đầu tư bất động sản. 

>>>>> Xem thêm: Thị trường chứng khoán là gì?

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com