Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động như thế nào? 2023

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có quyền yêu cầu các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ, trưng cầu giám định, mời người làm chứng và người có liên quan.

Quy định về Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có quyền yêu cầu các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ, trưng cầu giám định, mời người làm chứng và người có liên quan. 

Bình luận về Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động 

Đây là nội dung được giữ nguyên so với nội dung tại Điều 197 BLLĐ năm 2012. Theo đó, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thực thi được trách nhiệm của mình, bảo đảm vô tư, khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động thì các bên tranh chấp hay cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu, chứng cứ đến nội dung tranh chấp nhằm xây dựng cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp lao động trong thực tiễn. Đây là một trong những kinh nghiệm mang tính phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, ví dụ như: Ban trọng tài 

Panama có thể đề nghị những nhà chức trách về lao động trợ giúp trong quá trình điều tra; hoặc ở Guatemala, Ban trọng tài có thể yêu cầu một báo cáo chuyên môn hoặc kinh tế từ Bộ lao động.

Một số nước như Tunisia thì trọng tài hoặc cơ quan trọng tài có thể nhờ trợ giúp của các chuyên gia hoặc có thể giao cho một chuyên gia những vấn đề về báo cáo và chuyên môn, từ đó chấp nhận báo cáo của chuyên gia như là bằng chứng sau khi nghe giải trình phù hợp (ví dụ ở Philippines); ở Anh thì cơ quan nhận trách nhiệm trọng tài có thể nhờ đến sự giúp đỡ của một hoặc nhiều hơn các viên hội thẩm; ở Ấn Độ cho phép cơ quan này có quyền chỉ định một người với kiến thức sâu sắc về vấn đề quan tâm như là một viên hội thẩm để cố vấn trong quá trình hòa giải. 

Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng quy định trên hiện tại đang chưa bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp lao động của các chủ thể có thẩm quyền ngoài Tòa án. Vì vậy, quy định mang tính nguyên tắc về quyền này cần sớm được cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn hay quy định chi tiết BLLĐ. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com