Quyền định đoạt là gì? Ai có quyền định đoạt tài sản? Quyền định đoạt bị hạn chế như thế nào? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết nhé!
Quyền sở hữu gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Trong đó, chiếm hữu tài sản được hiểu là thực hiện hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội, quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Vậy quyền định đoạt là gì? Để giúp Quý độc giả làm rõ thắc mắc này, chúng tôi thực hiện bài viết. Mời Quý độc giả tham khảo để có thêm những thông tin hữu ích.
Khái niệm quyền định đoạt
Điều 192 Bộ luật dân sự hiện hành đưa ra định nghĩa về quyền định đoạt như sau: “ Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.”
Như vậy, quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Có thể xem xét quyền định đoạt dưới hai góc độ sau đây:
Thứ nhất: Định đoạt về số phận pháp lý của tài sản
Định đoạt về số phận pháp lý của tài sản là việc làm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ người này sang người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản. Thông thường định đoạt về số phận pháp lý của tài sản phải thông qua các giao dịch phù hợp với ý chí của chủ sỡ hữu như bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế… thông qua việc định đoạt mà chủ sở hữu có thể tiêu dùng hết; chuyển quyền chiếm hữu tạm thời (trong hợp đồng gửi giữ); quyển chiếm hữu và quyện sử dụng tài sản trong một khoảng thời hạn (trong hợp đổng cho thuê, cho mượn) hoặc chủ sở hữu chuyển giao quyển sở hữu tài sản cho người khác bằng hợp đổng bán, đổi, cho…
Trong việc định đoạt về số phận pháp lý chủ sở hữu phải thiết lập với chủ thể khác một quan hệ pháp luật dân sự. Đối với hình thức định đoạt này, BLDS đã quy định: Người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi. Nghĩa là, người đó phải có đầy đủ tư cách chủ thể. Trong những trường hợp tài sàn ít giá trị (chủ yếu là động sản) việc thực hiện quyền định đoạt có thể bằng phương thức giản đơn: thoả thuận miệng, chuyển giao ngay tài sản… nhưng trong những trường hợp pháp luật cố quy định trình tự, thủ tục, thì phải tuân theo những quy định đó
Việc một người thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ pháp lụật liên quan đến tài sản đó.
Thứ hai: Định đoạt về số phận thực tế của tài sản
Định đoạt về số phân thực tế của tài sản là dùng các hành vi tác động đến tài sản khiến cho chúng không còn tồn tại trên thực tế. Ví dụ: Chủ sở hữu tiêu dùng hết các tài sản có tính tiêu hao như: ăn uống các đồ lương thực, thực phẩm; dùng hết các đồ mỹ phẩm, dược phẩm… Hoặc chủ sở hữu có thể tiêu hủy tài sản khiến chúng biến mất như đốt tài sản, chặt phá chúng khiến cho tài sản không thể sử dụng được theo đúng tính năng, công dụng của mình.
Ai có quyền định đoạt tài sản?
Điều 194 và điều 195 Bộ luật dân sự quy định như sau:
Điều 194. Quyền định đoạt của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
Như vậy, không chỉ có chủ sở hữu, người không phải là chủ sở hữu cũng có thể định đoạt tài sản. Tuy nhiên quyền định đoạt của hai chủ thể này có sự khác biệt. Trong khi chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản do bản thân quyền sở hữu bao gồm quyền định đoạt tài sản, họ có đầy đủ các quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định pháp luật. Như vậy, quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu nhìn chung hạn chế hơn so với chủ sở hữu.
Khi nào quyền định đoạt bị hạn chế?
Điều 196 Bộ luật dân sự quy định về hạn chế quyền định đoạt như sau:
1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.
Như vậy, quyền định đoạt bị hạn chế theo quy định pháp luật. Khi đem bán tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Ví dụ: Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên có những hạn chế sau:
“ Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán” ( Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).
hay dựa trên các quy định về ủy quyền định đoạt tài sản như tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu khi định đoạt tài sản, Bộ luật dân sự đã quy đinh việc ủy quyền định đoạt. và đối với việc định đoạt này thì Chủ sở hữu có thể ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản, và người được ủy quyền phải thực hiện việc định đoạt theo phương pháp, cách thức phù hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Và theo đó, các chủ thể vì lợi ích chung của xã hội và để bảo đảm ổn định giao lưu dân sự trong những trường hợp nhất định,
Tại Điều 196 Bộ luật dân sự còn quy định việc hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Cụ thể đó là những trường hợp tài sản bị kê biên, hoặc các trường hợp mà tài sản đã được đem đi làm vật bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. hay Nếu các quan hệ đặt cọc, thế chặp chấm dứt, quyết định kê biên tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không còn hiệu lực, thì quyên đinh đoạt của chủ sở hữu được khôi phục và căn cứ dựa trên thực tế có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu, và chủ sở hữu không uỷ quyền, đối với việc định đoạt có thể không theo ý chí của chủ sở hữu nhưng theo quy định pháp luật những người đó vẫn có quyền.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về quyền định đoạt là gì? Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, phản hồi từ thông tin Quý vị về nội dung bài viết..