Vốn điều lệ được hiểu là tài sản mà thành viên trong các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập các loại hình doanh nghiệp nêu trên; hoặc giá trị mệnh giá cổ phiếu công ty cổ phần bán được, đã được đăng ký mua khi thành lập.
Khi thành lập Doanh nghiệp, Doanh nghiệp sẽ phải đăng ký về vốn điều lệ của công ty. Nhưng trong quá trình hoạt động thì nhiều doanh nghiệp có nhu cầu về tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Đối với từng loại hình công ty thì cách thức thực hiện tăng hoặc giảm vốn điều lệ có sự khác nhau.
Vốn điều lệ doanh nghiệp là gì?
Theo pháp luật Doanh nghiệp 2014:
Vốn điều lệ được hiểu là tài sản mà thành viên trong các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập các loại hình doanh nghiệp nêu trên; hoặc giá trị mệnh giá cổ phiếu công ty cổ phần bán được, đã được đăng ký mua khi thành lập.
Đối với công ty Hợp danh thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn đã hoặc cam kết góp tài sản vào vốn điều lệ của công ty. Đối với thành viên hợp danh là cá nhân thì phải chịu trách nhiệm vô hạn tức là toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Còn thành viên góp vốn thì sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn tức là chịu trách nhiệm trong phần vốn mà thành viên đó đã góp.
Đối với công ty TNHH thì thành viên góp vốn sẽ chịu trách trong phạm vi số vốn mình đã góp – trách nhiệm hữu hạn.
Công ty cổ phần cũng chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ về tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty – trách nhiệm hữu hạn.
Khi nào cần thay đổi vốn điều lệ?
– Tăng vốn điều lệ công ty
Đối với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn thì tăng vốn điều lệ khi tiếp nhận thành viên mới hoặc các thành viên góp thêm vốn.
Trong trường hợp tiếp nhận thành viên mới thì thành viên mới cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện về góp vốn theo điều lệ của công ty. Và nếu các thành viên góp thêm vốn thì phần góp thêm sẽ được chia theo tỷ lệ phần vốn góp của mình trước đó.
Nếu trong trường hợp thành viên của công ty không đồng ý tăng thêm phần vốn góp thì số vốn tăng thêm sẽ chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ phần vốn góp trước đó.
Đối với công ty cổ phần thì việc tăng vốn điều lệ khi công ty thực hiện chào bán cổ phần. Công ty cổ phần có thể chào bán cổ phần theo các hình thức sau: Chào bán cho các cổ đông hiện hữu; chào bán ra công chúng, chào bán cổ phần riêng lẻ.
– Giảm vốn điều lệ
Đối với công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
+ Công ty hoàn trả lại phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phần mà hộ sở hữu nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đã hoạt động hơn hai năm liên tục, đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính
+ Công ty mua lại cổ phần đã phát hành trong trường hợp có yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của công ty
+ Trường hợp cổ đông không thanh toán đẩy đủ và đúng hạn theo đúng như luật quy định.
Đối với công ty Hợp danh thì sẽ giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau
+ Tư cách thành viên Hợp danh bị chấm dứt khi: Tự nguyện rút vốn khỏi công ty; Đã chết, bị Toà án tuyên bố mất tích, mất hoặc hạn chế một phần năng lực hành vi dân sự; bị khai trừ khỏi công ty
+ Thành viên góp vốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
Mẫu Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp
Download (DOC, Unknown)
CÔNG TY ………………
________ Số:……/QĐ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 20….. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
__________
CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY ……………………..
(tuỳ từng loại hình công ty)
Căn cứ Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định 78/2015/NĐ – CP ngày 14/09/2015 về Đăng ký doanh nghiệp;
Căn cứ Điều lệ của Công ty TNHH …………………………………..;
Xét tình hình kinh doanh của Công ty;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Sửa đổi điều lệ công ty
Vốn điều lệ và thay đổi vốn điều lệ
Vốn điều lệ đã đăng ký (bằng số, bằng chữ, VNĐ):…………………………
Vốn điều lệ sau khi thay đổi (bằng số, bằng chữ, VNĐ): …………………
Thời điểm thay đổi vốn: …………………………………………………………….
Hình thức tăng, giảm vốn: ………………………………………………………….
1.Thông tin về cổ phần (chỉ kê khai đối với công ty cổ phần):
Mệnh giá cổ phần sau khi thực hiện chào bán
STT | Loại cổ phần | Số lượng | Giá trị (bằng số, VNĐ) | Tỷ lệ so với vốn điều lệ (%) |
1 | Cổ phần phổ thông | |||
2 | Cổ phần ưu đãi biểu quyết | |||
3 | Cổ phần ưu đãi cổ tức | |||
4 | Cổ phần ưu đãi hoàn lại | |||
5 | Các cổ phần ưu đãi khác | |||
Tổng số |
- Với trường hợp đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp công ty TNHH, công ty hợp danh
……………………………………………………………………………………..
Điều 2: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Các phòng ban liên quan có trách nhiệm thực hiện quyết định này./.
CHỦ SỞ HỮU
……………………….. |
Hướng dẫn soạn Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp
Từ Mẫu Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệpTổng đài 1900.0191 sẽ hướng dẫn Quí vị soạn mẫu quyết định nói trên.
– Đối với chủ sở hữu của công ty: Ở đây Quí vị sẽ đề tên của chủ thể có thẩm quyền ra quyết định. Với công ty Hợp danh sẽ là Hội đồng thành viên, với công ty Trách nhiệm hữu hạn thì sẽ là Hội đồng thành viên, Công ty cổ phần có thể là Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị.
– Thông tin về thay đổi Vốn điều lệ
Tuỳ vào từng loại hình công ty mà chủ sở hữu sẽ ra quyết định về thay đổi vốn điều lệ
Với công ty Hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn thì chủ sở hữu có thể kê khai thông tin về vốn điều lệ của công ty có sự thay đổi về tăng hoặc giảm. Hình thức thay đổi vốn và thời điểm thay đổi vốn.
Với công ty Cổ phần thì sẽ liệt kê giá trị các loại cổ phần trong công ty khi có sự thay đổi. Và giá trị của mỗi loại là bao nhiêu.
– Quyết định này sẽ được gửi trong bộ hồ sơ về thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.
Từ những thông tin tổng đài cung cấp phía trên, Tổng đài mong rằng Quí vị sẽ có thêm thông tin hữu ích vềQuyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp.