Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ đỏ, Sổ hồng là những loại giấy tờ có giá trị vì có sổ là một trong những điều kiện để tham gia các giao dịch dân sự như: chuyển nhượng, tặng cho, được bồi thường khi thu hồi. Như vậy, sổ đỏ có phải tài sản không?
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là thuật ngữ mà mọi người thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trải qua rất nhiều giai đoạn, Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Đến ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo quy định mới của pháp luật, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hiện nay, Luật Đất Đai 2013 đã quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là Sổ đỏ:
Như vậy, Sổ đỏ là thuật ngữ thông dụng mà người sử dụng đất sử dụng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và thực tế không được pháp luật quy định.
Sổ đỏ có phải tài sản không?
Để hiểu hơn về sổ đỏ có phải tài sản không thì chúng ta phải nắm được khái niệm tài sản là gì và những thuộc tính của tài sản.
Tài sản là một khái niệm được quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015:
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, tài sản gồm 04 dạng là: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
+ Vật là những vật ở thế giới khách quan muốn thỏa mãn các điều kiện sau: Là bộ phận của thế giới vật chất. Con người chiếm hữu được. Mang lại lợi ích cho chủ thể. Có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai
+ Tiền được coi là tài sản trong luật dân sự là loại tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, được pháp luật thừa nhận. Tiền là công cụ thanh toán đa năng, là công cụ tích lũy tài sản và là thước đo giá trị.
+ Giấy tờ có giá được quy định tại khoản 8 Điều 6 Luật Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Văn bản này cũng giải thích các loại giấy như Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ôtô…) không phải là “giấy tờ có giá”.
+ Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Dù pháp luật không có điều khoản nào quy định hay giải thích cụ thể về thuộc tính của tài sản nhưng từ quy định chung của pháp luật, để trở thành tài sản phải có đủ các thuộc tính sau:
– Con người có thể chiếm hữu được.
– Đáp ứng nhu cầu tinh thần hoặc vật chất cho chủ thể.
– Phải có thể trị giá được thành tiền và là đối tượng trong trao đổi tài sản.
– Khi chúng không còn tồn tại thì quyền sở hữu bị chấm dứt (đối với đất là quyền sử dụng).
Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền
Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:
Tóm lại, Giấy chứng nhận không phải là tài sản thuộc loại giấy tờ có giá vì không đảm bảo được: Khi Giấy chứng nhận không tồn tại (bị cháy, hủy hoại,…) thì quyền sử dụng của người sử dụng đất không bị chấm dứt. Hay nói cách khác, Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất
Khi bị mất giấy sổ đỏ người sử dụng đất phải khai báo tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất. Căn cứ khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân có Giấy chứng nhận bị mất phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, trừ trường hợp mất do thiên tai, hỏa hoạn.
Sau khi tiếp nhận khai báo của hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo nếu không tìm được thì hộ gia đình, cá nhân bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận
Theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo mẫu
– Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận.
– Nếu bị mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận
Bước 1: Nộp hồ sơ tới cơ quan cấp phép
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có nhà đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã
– Nếu địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.
– Nếu địa phương chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian cấp lại: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã…
Trên đây là những thông tin giải đáp liên quan đến trả lời cho câu hỏi Sổ đỏ có phải tài sản không? Khách hàng theo dõi nội dung bài có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.