Sổ đỏ đứng tên người đã mất có sang tên được không? 2023

Ngày 19 tháng 10 năm 2009 thì Chính phủ đã ban hành ra Nghị định 88/2009/NĐ-CP, theo đó Giấy chứng nhận mới được áp dụng chung trong phạm vi cả nước với tên gọi thống nhất là Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khán gắn liền với đất.

Trên thực tế có nhiều người khi mất không để lại di chúc, vậy số tài sản của họ, đặc biệt là đất đai sẽ được giải quyết ra sao. Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về Sổ đỏ đứng tên người đã mất có sang tên được không?

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên thực tế người dân gọi là sổ đỏ là xác định theo màu sắc của giấy chứng nhận, pháp luật về Đất đai không có quy định gì về “Sổ đỏ”.

Trong từng giai đoạn thì Việt Nam chỉ quy định về các loại văn bản sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Tuy nhiên, đến ngày 19 tháng 10 năm 2009 thì Chính phủ đã ban hành ra Nghị định 88/2009/NĐ-CP, theo đó Giấy chứng nhận mới được áp dụng chung trong phạm vi cả nước với tên gọi thống nhất là Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khán gắn liền với đất.

Và hiện nay Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn khác cũng sử dụng tên gọi thống nhất này, cụ thể tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 có quy định:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy có thể thấy sổ đỏ chỉ là từ ngữ thông dụng thường ngày của người dân dùng để gọi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thông tin được ghi nhận trên sổ đỏ

Theo quy định thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm có 4 trang, màu hồng cánh sen, mỗi trang ghi nhận nội dung như sau:

– Trang 1: Gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được in màu đỏ

Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khán gắn liền với đất sẽ gồm thông tin của chủ sử dụng đất, số phát hành giấy chứng nhận và dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Trang 2: Gồm có các thông tin cơ bản của thửa đất như số của thừa đất, thuộc tờ bản đồ số, địa chỉ, diện tích, hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng.

Về nhà ở thì có các thông tin như: Loại nhà ở, diện tích xây dựng nhà ở, diện tích mặt sàn, hình thức sở hữu, nhà ở cấp mấy, thời hạn sử dụng và các công trình xây dựng khác….

– Trang 3:

Mục “III. Sơ đồ thừa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;

Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”

– Trang 4: Ghi nhận các nội dung của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận, mã vạch.

Ngoài ra sẽ có trang bổ sung của giấy chứng nhận, gồm các thông tin như:  Số hiệu thửa đất, số phát hành giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận…

Sổ đỏ đứng tên người đã mất có sang tên được không?

Để trả lời câu hỏi trên ta phải xác định xem người mất có để lại di chúc hay không.

– Trường hợp người mất có để lại di chúc và di chúc đó là hợp pháp thì người thừa kế được ghi nhận trong di chúc có quyền thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất dưới hình thức nhận thừa kế theo di chúc.

Nếu có nhiều đồng thừa kế được ghi nhận trong di chúc thì phải xin đầy đủ chữ ký xác nhận của họ đồng ý chuyển nhượng hoặc ủy quyền cho một người đứng ra làm thủ tục chuyển nhượng mảnh đất.

– Trường hợp người mất không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì khi đó phần di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật theo điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

Đối với thừa kế quyền sử dụng đất ngoài việc tuân thủ điều kiện về thừa kế, hàng thừa kế theo quy định chung của Bộ luật Dân sự thì cần tuân thủ quy định về điều kiện, trình tự thủ tục theo từng loại đất theo quy định Luật Đất Đai 2013.

Về điều kiện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định tại Điều 186 Luật Đất đai năm 2013. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đáp ứng điều kiện thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cụ thể Luật Đất Đai 2013 quy định tại: Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”

Trường hợp nếu không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

” Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính”.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Sổ đỏ đứng tên người đã mất có sang tên được không?Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900.0191 để được hỗ trợ trực tiếp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com