Sổ xanh được là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp do Lâm trường hoặc cơ sở sản xuất chuyên gây trồng và khai thác rừng cấp cho người dân để quản lý, khai thác và trồng rừng có thời hạn.
Có lẽ chúng ta đã nghe nhiều đến thuật ngữ sổ đỏ, sổ hồng. Nhưng sổ xanh lại ít khi được nhắc đến. Tuy nhiên, cũng giống như các loại sổ khác, sổ xanh cũng chỉ là tên được gọi theo màu sắc.
Sổ xanh là gì?
Sổ xanh được hiểu là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp do Lâm trường – cơ sở sản xuất chuyên gây trồng và khai thác rừng cấp cho người dân để quản lý, khai thác và trồng rừng có thời hạn. Khi hết thời hạn sử dụng đất, Lâm trường sẽ thu hồi trong trường hợp địa phương đó chưa có chính sách giao đất lại cho người dân.
Theo quy định của Luật đất đai 2013, đất sổ xanh thuộc nhóm đất nông nghiệp. Do đó, sổ xanh còn được gọi với một cái tên khác là sổ xanh đất nông nghiệp. Đất sổ xanh gồm 3 loại: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.Trong đó, đất rừng sản xuất là loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất kinh doanh lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng kết hợp với việc bảo vệ môi trường hệ sinh thái và phòng hộ.
Đất rừng phòng hộ chủ yếu phục vụ cho mục đích bảo vệ nguồn sinh thái đất, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, sạt lở đất, điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai…
Đất rừng đặc dụng phục vụ chủ yếu cho mục đích bảo tồn thiên nhiên hoang dã, lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực vật, tạo hệ sinh thái rừng quốc gia, phục vụ nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng sinh thái.
Đất sổ xanh có thời hạn bao lâu?
Khi được cấp sổ xanh, một trong những vấn đề mà người dân quan tâm là sau bao lâu sẽ bị thu hồi. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để tìm hiểu về thời hạn của đất sổ xanh
Về thời hạn của sổ xanh đất nông nghiệp được quy định tại Điều 126 Luật đất đai 2013. Cụ thể việc giao và thuê đất phải tuân thủ các quy định sau đây:
– 70 năm đối với đất xây dựng công trình của tổ chức công lập tự chủ tài chính và các công trình công cộng có mục đích kinh doanh.
– Không quá 05 năm đối với quỹ đất nông nghiệp dùng vào các công việc như làm công ích của xã, phường, thị trấn.
– Không quá 99 năm đối với đất dùng làm trụ sở tổ chức nước ngoài với mục đích là ngoại giao.
– Không quá 70 năm đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội tương đối khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
– Không quá hạn mức 50 năm đối với đất giao và thuê mà đối tượng được giao và thuê là người Việt Nam định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện các dự án tại Việt Nam.
– Không vượt quá 50 năm đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 50 năm.
– Không vượt quá 50 năm đối với tổ chức sử dụng để sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối.
– Không vượt quá 50 năm đối với cá nhân, hộ gia đình.
– Thời hạn giao đất công nhận quyền sử dụng đất sổ xanh với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm.
– Và không quá 50 năm đối với tổ chức thực hiện dự án đầu tư.
Từ các nội dung đã phân tích ở trên, có thể thấy, thời hạn sử dụng đất sổ xanh nông nghiệp sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng cũng như mục đích sử dụng. Loại đất này vẫn được giao và chấp thuận dưới nhiều hình thức khai thác đã được luật quy định rõ.Người dân có thể sử dụng đất sổ xanh ổn định lâu dài để trồng cây lâu năm và cây hàng năm. Khi hết thời hạn quy định, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp thì người dân tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được gia hạn thời hạn sử dụng đất.
Các vấn đề pháp lý thường gặp về sổ xanh
1. Đất Sổ xanh có được chuyển nhượng không?
Từ định nghĩa nêu trên, về mặt nguyên tắc, đất sổ xanh không được phép chuyển nhượng. Bởi lẽ, đây là loại đất do Lâm trường cấp cho người dân dưới hình thức cho thuê đất có thời hạn để quản lý, khai thác và trồng rừng. Thế nhưng, trên thực tế vẫn có những trường hợp ngoại lệ.
Theo quy định tại Điều 192 Luật Đất đai 2013, cá nhân, hộ gia đình được chuyển nhượng đất sổ xanh nếu thuộc các trường hợp sau đây:
– Cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa thể chuyển ra khỏi phân khu đó. Trường hợp này được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho cá nhân, hộ gia đình sinh sống trong phân khu đó.
– Cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ. Trường hợp này chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
– Cá nhân, hộ gia đình là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Trường hợp này được chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, việc chuyển nhượng đất sổ xanh nông nghiệp tương đối bị hạn chế. Theo các quy định trên, có thể thấy, người sử dụng đất sổ xanh chỉ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các cá nhân hoặc hộ gia đình sống trong phân khu đó.
2. Đất Sổ xanh có xây nhà được không?
Theo quy định của pháp luật, để xây nhà trên đất, hộ gia đình, cá nhân cần đáp ứng các nguyên tắc sử dụng đất được quy định tại Luật Đất đai năm 2013, cụ thể như sau:
– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật
Đất sổ xanh thuộc nhóm đất nông nghiệp, do đó để xây nhà trên đất sổ xanh, người dân cần tiến hành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
3. Sổ xanh có vay được ngân hàng không?
Sổ xanh là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nên vẫn có giá trị pháp lý hợp pháp. Người sử dụng đất hoàn toàn có thể dùng sổ xanh để thế chấp vay vốn ngân hàng.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, việc thế chấp sổ xanh để vay vốn ngân hàng có những điều kiện nhất định. Cụ thể:
– Diện tích thế chấp không được vượt quá 300 ha.
– Đất ghi trong sổ xanh không được là đất rừng phòng hộ hoặc đất rừng đặc dụng.
4. Đất Sổ xanh chuyển sang sổ đỏ được không?
Đất sổ xanh có thể chuyển sang đất sổ đỏ nhưng phải thuộc các trường hợp được cấp sổ đỏ theo quy định tại Khoản 1, Điều 100, Luật đất đai 2013.
Theo đó, cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định mà có một trong những loại giấy tờ sau sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền mà không phải nộp tiền sử dụng đất:
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15/10/2013.
– Sổ hoặc giấy tờ nhà đất hợp lệ về các vấn đề như tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền, các giấy tờ xác nhận cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương có gắn với đất.
– Sổ (giấy) chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giấy xác nhận việc mua bán nhà ở gắn liền với đất có trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận chính xác đã sử dụng và làm vào trước ngày 15/10/1993.
– Các loại giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở có gắn liền với đất hoặc giấy tờ mua nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định Chính phủ.
Nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì đất sổ xanh vẫn có thể chuyển sang đất sổ đỏ.
Trên đây là nội dung bài viết Sổ xanh là gì? và một số vấn đề pháp lý thường gặp về sổ xanh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.