Soạn bài mùa xuân nho nhỏ 2023

Thanh Hải (1930 – 1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên – Huế. Từ cuối những năm chống Pháp ông đã hoạt động nghệ thuật. Ông là một trong những tác giả có công trong việc xây dựng nền văn học Miền Nam lúc bấy giờ.

Giới thiệu với quý bạn đọc, dưới đây là bài vết hướng dẫn cách soạn bài mùa xuân nho nhỏmà Chúng tôi đã tóm tắt lại để các bạn học sinh có thể nắm chắc về bài thơ. Nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu chung

1/ Tác giả

– Thanh Hải (1930 – 1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên – Huế

– Từ cuối những năm chống Pháp ông đã hoạt động nghệ thuật. Đến thời kỳ chống Mỹ ông đã ở lại quê hương của mình để tiếp tục hoạt động.

– Ông là một trong những tác giả có công trong việc xây dựng nền văn học Miền Nam lúc bấy giờ.

– Phong cách thơ: tự nhiên, sâu lắng, trong trẻo

2/ Tác phẩm

– Hoàn cảnh ra đời: năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh và không lâu đã qua đời.

– Thể thơ: 5 chữ

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả

3/ Bố cục

– Đoạn đầu: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên

– Đoạn 2,3: Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước

– Đoạn 4,5: Ước nguyện của tác giả

– Đoạn 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước

Soạn bài mùa xuân nho nhỏ

Câu 1:Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả). Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.

Trả lời:

Mạch cảm xúc của bài thơ như sau: cảm phục trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước, tác giả bày tỏ mong muốn được cống hiến những “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn lao của đất nước.

Giọng đọc biến đổi phù hợp với mạch cảm xúc như: say sưa, trìu mến ở phần đầu (K1), nhanh, hối hả, phấn chấn (K2,3); tha thiết, trầm lắng (K4,5,6).

Câu 2: Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu?

Trả lời:

Cảnh mùa xuân của đất trời trong khổ 1 như sau:

– Hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím, con chim chiền chiện

– Màu sắc sặc sỡ: xanh, tím biếc

– Âm thanh: tiếng chim chiền chiện hót vang trời

Cảm xúc của tác giả say sưa sảng khoái trước bức tranh thiên nhiên. Tác giả dùng hết khả năng cảm nhận của mình từ thính giác, thị giác đến xúc giác để cảm nhận những tiếng chim hót veo von trên bầu trời.

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Câu 3: Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót… Dù là khi tóc bạc” (chú ý những hình ảnh biểu tượng, từ ngữ và cách diễn đạt rất gợi cảm thể hiện một ước nguyện chân thành của tác giả). Đoạn thơ ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người.

Trả lời:

“Ta làm con chim hót

  Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

        Một nốt trầm xao xuyến

       Một mùa xuân nho nhỏ

    Lặng lẽ dâng cho đời

  Dù là tuổi hai mươi

        Dù là khi tóc bạc”

Từ mạch cảm xúc vẻ  đẹp  của  mùa  xuân đất nước, thiên nhiên đất trời, nhà thơ đã chuyển sang với suy nghĩ, ý tưởng của mình về mùa xuân đất nước. Tác giả muốn hòa vào cuộc sống, muốn được cống hiến  những gì  tốt đẹp nhất của mình cho đất nước du là nhỏ nhoi nhoi như “con chim hot”, “ một cành hoa” hay chỉ “một nốt trầm”của bản nhạc.

Như vậy, đoạn thơ cho ta thấy cuộc sống chỉ có ý nghĩa nếu con người ta biết sống, biết quan tâm đến cuộc sống chung và có thể đóng góp dù chỉ là một phần nhỏ bé những gì mình có cho cuộc đời chung của đất nước.

Câu 4: Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ… đã được sử dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu ấy ?

Trả lời:

Nhạc điệu của bài đã thể hiện ở những yếu tố sau:

– Thể  thơ năm chữ: nhẹ nhàng, nghiêm trang, cách gieo vần , kết hợp với các làn điệu dân ca, đặc biệt là các bài của vùng miền Trung, tạo nên một cảm xúc liền mạch.

– Sự hài hòa của những hình ảnh , hình ảnh tự nhiên , giản dị giàu ý nghĩa biểu tượng. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu hình ảnh,                                             giàu cảm xúc với những  ẩn dụ  và  ám chỉ.

– Giọng điệu của bài thơ đã nói được chính xác tâm trạng của tác giả và thay đổi theo nội dung của từng đoạn

Câu 5: Em hiểu thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.

Trả lời:

– Nhan đề: là một sáng tác nổi bật. Vì khác với Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), … thì “Mùa xuân nho nhỏ” không chỉ là mua xuân của thiên nhiên đất trời mà còn là mùa xuân của mỗi con người muốn được cống hiến cho đất nước, quê hương.

– Chủ đề của cả bài: là tìm cảm, rung động của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên khi vào xuân của đất trời. Và khát vọng cống hiến vào mùa xuân t lớn của đất nước.

Luyện tập

Hãy viết một đoạn văn ngắn về một khổ thơ của bài Mùa xuân nho nhỏ mà em yêu thích? (khổ thơ 1)

“Mọc giữa dòng sông xanh

                                Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

                                 Hót chi mà vang trời

                                 Từng giọt long lanh rơi

     Tôi đưa tay hứng về”

Trong  khổ  thơ đầu tiên ta thấy hình ảnh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, mát mẻ, rung động với những giai điệu âm vang và những gam màu hài hòa báo hiệu một mùa xuân thật rực rỡ và tươi trẻ. Nhà thơ Thanh Hải đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân chỉ một “ dòng sông xanh ” mang nét dịu dàng, trong trẻo tĩnh. Bức tranh đấy trong chỉ có họa mà còn có nhạc. Tiếng chim hót líu lo, ngân vang giúp không khí trở nên vui tươi.

Trên đây là bài viết soạn bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Tác phẩm này là một trong những tác phẩm quan trọng để chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 nên cần học và nắm chắc. Xin cảm ơn?

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com