Soạn bài tức nước vỡ bờ 2023

Tức nước vỡ bờ là đoạn trích đặc sắc, được trích trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn, tên nhan đề do người biên soạn đặt.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khổ cực. Cùng Luật LVN Group Soạn bài tức nước vỡ bờ để nắm rõ hơn nội dung tác phẩm.

Tác giả

Ngô Tất Tố sinh 1893 mất năm 1954, sinh ra và lớn lên tại một nhà Nho nghèo ở làng Lộc Hà, tổng Hội phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh. Ngay từ khi còn nhỏ, Ngô Tất Tố đã được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học.

Trong giai đoạn trước cách mạng, ông là một học giả có nhiều công trình nghiên cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo với nhiều bài viết mang khuynh hướng dân chủ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực chuyên viết về nông thôn.

Sau cách mạng, Ngô Tất Tố sau sưa hoạt động trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp.

Ngô Tất Tố được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Tác phẩm

Tức nước vỡ bờ là đoạn trích đặc sắc, được trích trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn, tên nhan đề do người biên soạn đặt.

Bố cục

Tác phẩm có bố cục gồm 2 phần:

 – Phần 1 (từ đầu … ngon miệng hay không): hình ảnh chị Dậu chăm sóc chồng.

– Phần 2 (còn lại): Cảnh người nhà lí trưởng đến bắt nộp sưu và sự phản kháng của chị Dậu.

Soạn bài Tức nước vỡ bờ

Câu 1:

Khi bọn tay sai xông vào nhà, chị Dậu trong tình thế rất thảm thương:

– Gia cảnh nhà chị Dậu cùng đường: bán con, bán chó, bán gánh khoai, chạy vạy tiền nộp sưu cho chồng và người em chồng đã chết.

– Anh Dậu vừa tỉnh sau một cơn thập tử nhất sinh.

– Được bà lão hàng xóm tốt bụng cho bát gạo nấu cháo. Cháo chín, chị mang ra giữa nhà quạt cho nguội. Khi cháo nguội, chị rón rén mang đến chỗ chống nằm nhẹ nhàng bảo chồng dậy ăn. Chị ngồi xuống chờ xem chờ chống ăn có ngon miệng không. => Hình ảnh chị Dậu hiện lên là một người vợ dịu dàng, hết mực yêu thương chồng và ân cần chu đáo

– Anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo kề vào đến miệng”.

Có thể thấy tình thế của gia đình khó khăn và của chị Dậu thảm thương vô cùng.

Câu 2:

Phân tích nhân vật cai lệ:

 – Cai lệ: viên cai chỉ huy một tốp lính lệ. Cai lệ đứng đầu bọn lính ở huyện đường, chuyên đòi sưu thuế, đánh trói người.

 – Hắn và tên lí trưởng xông vào nhà anh Dậu đòi sưu nặng, đòi bắt người đi đánh,… Chỉ là tên tay sai mạt hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ.

– Hành động: cầm roi cầm thước, quát mắng, xưng hô ông-thằng, ông-mày.

Có thể thấy hình ảnh cai lệ được khắc họa rất rõ nét. Cai lệ là kẻ độc ác, hống hách, xấc xược, cậy hơi quan lớn ức hiếp người dân yếu đuối.  Qua cách miêu tả chân thực, sinh động, sắc sảo linh hoạt tác giả đã thể hiện thái độ căm ghét, khinh bỉ.

Câu 3:

Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:

Ban đầu chị Dậu với vị thế là bên yếu thế nên rất nhẫn nhục, chịu đựng, chỉ nói lí:

+ Gọi ông, xưng cháu. Lời nói nhún nhường, cầu xin “cháu van ông,…”

+ Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ,…

– Khi tên cai lệ hung hãn và đáp lại lời cầu khẩn của chị một cách phũ phàng, hắn còn “cứ sấn đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”. Chị dùng lí lẽ phân trần, nói lí lẽ, không chịu đựng được nữa vùng dậy phản kháng:

+ Xưng hô ông-tôi. Lời nói đầy quyết liệt thách thức.

+ Hành động mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa,…’

– Cuối cùng trước sự hung hãn, đểu cáng đến tột cùng của tên cai lệ, chị vô cùng phẫn nộ, xưng bà – mày với tên tay sai mất nhân tính.

– Sau đó chị quật ngã tên tay sai “ngã chỏng quèo”, phản ứng hết sức dữ dội, quyết liệt

Sự thay đổi thái độ của chị Dậu được miêu tả chân thực, hợp lí. Sự phản kháng, trỗi dậy của chị Dậu do uất ức, phẫn nộ, căm tức. Hành động của chị tự phát nhưng bản lĩnh, cương quyết, phù hợp với diễn biến tâm lí. Chị Dậu là nhân vật yêu chồng, thương con, tảo tần nhưng mạnh mẽ, bản lĩnh.

Câu 4:

Nhan đề Tức nước vỡ bờ với hàm nghĩa đen của thành ngữ này là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Ngoài nghĩa đen nhan đề còn mang ý nghĩa biểu tượng: Sức chịu đựng dù có dai dẳng, bền bỉ thế nào nhưng vẫn có giới hạn. Một khi giới hạn đó bị phá vỡ, con người sẵn sàng vượt qua nó. Khi áp dụng vào trong văn bản này, ý nghĩa của nhan đề mang ý nghĩa “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”.

Nhận xét về nhan đề:

+ Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.

+ Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.

Câu 5:

hứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

– Tạo dựng tình huống: Cai lệ tát vào mặt chị Dậu, rồi nhảy bổ vào anh Dậu mặc lời van nài của chị.

 – Thể hiện thật rõ nét, sinh động tính cách các nhân vật.

– Tạo tình huống khéo léo. Ngòi bút miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ linh hoạt, sống động.

 – Ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, ngôn ngữ nhân vật độc đáo, thể hiện được sắc thái tâm lí nhân vật.

Câu 6:

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Có thể thấy đây là nhận xét đúng và chính xác do

– Lời nhận xét đã phản ánh một quy luật trong xã hội: Khi có áp bức bóc lột, nhất định sẽ có đấu tranh.

– Sự “nổi loạn” ở đây không phải là việc làm trái với đạo lí. Mà sự “nổi loạn” ở đây thể hiện được tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm dám đứng lên đấu tranh.

– Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” với hình ảnh chị Dậu khi dám đứng lên chống lại bọn cai lệ và người nhà lí trưởng bất chấp hậu quả đã thể hiện được tinh thần đó.

=> Lời nhận xét đúng đắn của Nguyễn Tuân khi nói về tác phẩm của Ngô Tất Tố.

Trên đây là nội dung chia sẻ Soạn bài Tức nước vỡ bờ của Luật LVN Group gửi đến độc giả quan tâm. Hy vọng nội dung trên là hữu ích.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com