Sự phát triển thị trường OTC ở Việt Nam 2023

Để có thêm thông tin về Sự phát triển thị trường OTC ở Việt Nam, Quý độc giả có thể tham khảo những chia sẻ trong bài viết này của Luật LVN Group.

Thị trường OTC Việt Nam

Thứ nhất, chưa có cơ sở pháp lý điều chỉnh. Trước khi Luật chứng khoán ra đời, ở Việt Nam chỉ có thị trường giao dịch tập trung. Luật ra đời đã tạo cơ sở pháp lí quan trọng cho việc hình thành thị trường phi tập trung, tuy nhiên lại chưa có bộ phận pháp luật hoàn chỉnh về tổ chức và hoạt động của thị trường này.

Thứ hai, việc tổ chức và quản lý và điều hành thị trường OTC đòi hỏi phải có những điều kiện cơ sở vật chất nhất định mà cho đến thời gian gần đây Việt Nam chưa có được. Ví dụ: thông lệ quốc tế yêu cầu thị trường OTC phải có tối thiểu hai thành viên tạo lập thị trường. Tuy nhiên, với điều kiện Việt Nam hiện nay, các công ty chứng khoán của Việt Nam hiện nay chưa đủ kinh nghiệm kinh doanh và năng lực tài chính để có thể đảm nhận được vai trò này. Ngoài ra, một số vấn đề có liên quan đến thị trường chưa được giải quyết như vấn đề về mô hình tổ chức của thị trường, vấn đề về cơ chế vận hành của thị trường.. . 

Mặc dù thị trường OTC đúng nghĩa chưa được thành lập, tuy nhiên các bước quá độ để tiến tới thành lập thị trường này đang được tiến hành. Ngày 20/11/2008, Bộ tài chính ban hành quyết định số 108/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lí giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội). Đây là cơ sở pháp lí quan trọng cho việc triển khai thị trường giao dịch cho các loại chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết (còn gọi là thị trường UPCoM). 

>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?

Đặc điểm thị trường UPCom

Thị trường UPCoM có một số đặc điểm cơ bản sau: 

Thứ nhất, về người tổ chức thị trường: Thị trường UPCoM được tổ chức bởi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật chứng khoán năm 2006, theo đó, chỉ có Sở giao dịch chứng khoán mới được tổ chức thị trường giao dịch. 

Thứ hai, về chứng khoán giao dịch tại thị trường: chứng khoán được giao dịch tại thị trường này là cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi của các công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc huỷ niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán. Các loại chứng khoán này không cần thiết phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như đối với các chứng khoán niêm yết. 

Thứ ba, về phương thức giao dịch: Phương thức giao dịch trên thị trường UPCoM là phương thức thoả thuận, bao gồm hai hình thức thoả thuận điện tử và thoả thuận thông thường.

Với các giao dịch thoả thuận thông thường, nhà đầu tư tự thoả thuận với nhau hoặc thông qua công ty chứng khoán. Kết quả giao dịch sẽ được công ty chứng khoán chuyển vào hệ thống đăng kí giao dịch UPCoM. Trường hợp thoả thuận điện tử, công ty chứng khoán sẽ đưa lệnh mua, bán của khách hàng lên hệ thống để tìm lệnh đối ứng. Kết quả giao dịch cũng sẽ được thể hiện trên hệ thống đăng kí giao dịch của UPCoM. 

Thứ tư, về thời gian giao dịch: Giao dịch trên thị trường UPCoM có thể được thực hiện tại các công ti chứng khoán vào bất cứ thời gian nào theo nhu cầu của mình. Điều này tạo thuận lợi rất nhiều cho các nhà đầu tư của thị trường này. Các công ty chứng khoán sẽ nhận kết quả giao dịch vào hệ thống đăng kí giao dịch trong khoảng thời gian nhất định theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. 

Thị trường UpCOM chưa phải là thị trường OTC đúng nghĩa. Tuy nhiên, thị trường UpCOM có thể coi là bước đệm để tiến tới xây dựng thị trường OTC theo đúng thông lệ quốc tế trong tương lai. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com