Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác 2023

Đổ lỗi là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, đùn đẩy trách nhiệm hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.

Bài Nói và nghe: Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác là một trong những chương trình bài tập quan trọng của Ngữ văn 10. Các em có thể tham khảo dàn ý và bài mẫu mà Luật LVN Group cung cấp dưới đây để chuẩn bị cho phần thực hành của mình!

Dàn ý cho một bài văn nghị luận về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi

Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

Thân bài:

– Giải thích” đổ lỗi” , ” nhận lỗi” là gì?

– Thực trạng của hiện tượng nhận lỗi và đổ lỗi: hiện nay nhiều người không dám nhìn thẳng vào lỗi lầm mà gây ra, luôn luôn đổ lỗi cho người khác.

– Biểu hiện của hiện tượng 

– Hậu quả của hiện tượng trên

+ Gây ra tổn thương cho người khác

+ Làm mất lòng tin

+ Cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi,…

– Cách khắc phục

Kết bài: Nêu cảm nghĩ, đánh giá.

Nghị luận xã hội suy nghĩ của em về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh đã là người hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường gặp phải trong cuộc sống con người. Có những sai lầm thì mới có được trái ngọt, những thành công.

Từ con người bình thường đến các nhà đọa lí đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Và lời xin lỗi luôn là một hành động chuẩn mực, cần thiết trong cuộc sống chúng ta mà ai cũng cần phải biết. Lời xin lỗi thực sự cần thiết mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

“Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, đùn đẩy trách nhiệm hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.

“Nhận lỗi” là hành động tự nhận khuyết điểm, tự giải quyết vấn đề và nhận ra sai lầm của mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù và khi nhận ra lỗi lầm cần được tha thứ.

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng mắc phải sai lầm nào đó, vậy các bạn sẽ làm gì và phải làm gì trong trường hợp đó? Các bạn sẽ trân thành đối diện với sự thật và nhận lỗi hay trở thành một kẻ hèn nhát trốn tránh và đổ tội cho người khác vì không muốn mọi người chỉ trích phán xét mình? Mình nghĩ rằng tất cả các bạn ngồi đây đã có những lần tự biến mình thành kẻ hèn nhát. Mình cũng đxa từng như vậy, đã từng trở nên nhu nhược như thế.

Thay vì chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân, họ luôn đùn đẩy đổ thừa cho hoàn cảnh và những người xung quanh, không dám đứng ra nhận lỗi. Câu cửa miệng của họ mỗi khi bị người khác hỏi về lỗi lầm phạm phải là “Tại vì…”, tại thế nọ, tại thế kia. Đó chính là sự tôn trọng với bản thân cũng như thiếu sự tôn trọng đối với người khác.

Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao bản thân cũng biết đó là sai nhưng lại sẵn sàng nói dối, đổ lỗi cho người khác để bao biện cho hành động của mình hay chưa? Theo mình, nguyên nhân xuất phát từ việc mỗi người không thể tìm được phương án giải quyết cho các vấn đềcủa bản thân mắc phải.

Chúng ta sẵn sàng phủi bỏ trách nhiệm và đùn đẩy cho người khác để không phải gánh vác và xử lí vấn đề xảy ra. Ngoài ra, nó còn cho thấy ý thức kém về bản thân cũng như khả năng đối mặt với sự thật và mọi người xung quanh.

Lâu dần, chúng ta sẽ hình thành một thói quen xấu là đổ lỗi cho người khác, tự tạo ra một thói quen xấu để bảo vệ cho cái “tôi” mỏng manh của chính mình. Đổ lỗi cho người khác một cách thường xuyên sẽ khiến bạn đánh mất đi khả năng chịu trách nhiệm trong mọi vấn đề, có cái nhìn xấu trong mắt người khác; không thể trưởng thành, học hỏi từ những vấp ngã, sai lầm trong cuộc sống.

Đó là lý do vì sao chúng ta phải học hỏi, trau dồi thay đổi mỗi ngày. Khi dám thay đổi, đúng ra nhận lỗi, bạn sẽ có một tâm thế thoải mái, giải thoát bản thân khỏi những lo lắng hoặc những ánh mắt không tốt của mọi người.

Hơn nữa, bạn sẽ nhìn nhận được khả năng xử lí tình huống của bản thân đối với hoàn cảnh hiện tại và trong những tình huống sắp tới. Phát huy được những điều này, bạn sẽ dần từ bỏ được thói quen đổ lỗi cho người khác vì hành động của mình.

Mình mong rằng các bạn ngồi đây sẽ có được những nhận thức đúng đắn về hậu quả của mọi vấn đề khi đổ lỗi cho người khác. Hãy tự hoàn thiện bản thân, sửa đổi, rèn luyện mình mỗi ngày. Chỉ khi làm được điều đó, cuộc sống của chúng ta mới trở nên tươi đẹp, tràn đầy ý nghĩa, niềm vui và sự thương yêu trong cuộc sống!

Mời các bạn tham khảo bài viết của Luật LVN Group về Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác. Hãy tạo ra một ý tưởng mới, một bài văn mới, cảm nhận và hoàn thành một bài nghị luận có ý nghĩa.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com