Tác dụng của câu ghép là gì? 2023

Câu ghép là câu được ghép lại từ 2 vế trở lên, mỗi vế của câu ghép ghép có cấu tạo đầy đủ như một câu đơn bao gồm chủ ngữ – vị ngữ và mang ý nghĩa gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên một câu hoàn chỉnh.

Tiếng Việt được xem là một trong số ngôn ngữ khá khó học vì có các loại câu, dấu câu và cả cách sử dụng khác nhau. Trong số đó, phải kể đến câu ghép. Vậy câu ghép là gì? Tác dụng của câu ghép là gì?

Khái niệm của câu ghép

Câu ghép là câu được ghép lại từ 2 vế trở lên, mỗi vế của câu ghép ghép có cấu tạo đầy đủ như một câu đơn bao gồm chủ ngữ – vị ngữ và mang ý nghĩa gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên một câu hoàn chỉnh.

Có 3 cách nối các câu thành 1 câu ghép: Nối bằng quan hệ từ; Nối trực tiếp; Sử dụng các từ nối.

Phân loại câu ghép

Câu ghép trong tiếng Việt được chia làm các loại sau:

– Câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập là loại câu ghép bao gồm hai vế câu có quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các câu trong câu ghép đẳng lập được liên kết bằng quan hệ từ đẳng lập nên mối quan hệ giữa chúng khá lỏng lẻo. Câu ghép đẳng lập có các loại sau:

– Câu ghép đẳng lập có quan hệ liệt kê

Một số vế câu sẽ biểu thị các quá trình, sự vật, hiện tượng, tính chất cùng loại với nhau

Các vế được liên kết lại bằng quan hệ từ thể hiện sự liên hợp, thường là từ “và”

Ví dụ: Cây xanh và trái ngọt

– Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn

Mỗi vế câu biểu thị một khả năng riêng của sự việc

Các vế liên kết với nhau bằng quan hệ từ biểu thị mối quan hệ lựa chọn, thường là từ “hay, hoặc”, nhằm biểu đạt ít nhất một khả năng được nói tới sẽ thực hiện được.

Ví dụ: Bạn làm hoặc tôi làm

– Câu ghép đẳng lập có quan hệ tiếp nối

Những vế trong câu ghép loại này thường thể hiện sự việc tiếp nối nhau theo một trật tự tuyến tính. Chúng được liên kết bằng quan hệ từ mang ý nghĩa liệt kê, chủ yếu là từ “và”

Ví dụ: Tôi vừa đỗ xe lại và người khác cũng đỗ xe ngay cạnh tôi.

– Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu

Các vế trong kiểu câu ghép này biểu đạt sự việc mang tính chất tương phản, đối ứng với nhau. Quan hệ từ sử dụng để nối các vế sẽ thể hiện quan hệ tương phản, đối chiếu, đó là “nhưng, mà, song”

Ví dụ: Nó thi bị điểm kém nhưng vẫn lười học.

– Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ là gì? Câu ghép chính phụ là kiểu câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc một cặp từ hô ứng. Loại câu ghép này cũng có hai vế giống như câu ghép đẳng lập nhưng những vế trong đó lại có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được liên kết với nhau bằng quan hệ từ chính phụ. Vì vậy, mối quan hệ trong câu ghép này thường rất chặt chẽ.

Trong câu ghép chính phụ bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhau, thường sử dụng từ nối hay các cặp từ nối (cặp từ liên kết) để nối các vế với nhau. Cụ thể như sau:

Câu ghép quan hệ nguyên nhân – kết quả: Bởi – nên, vì – nên, bởi vì – nên, do – nên,…

Tương phản: Mặc dù – nhưng, tuy – nhưng, dù – nhưng,…

Điều kiện – hệ quả: Hễ – mà, nếu như – thì, hề – thì, giá – mà,…

Thăng tiến: Càng – càng, bao nhiêu – bấy nhiêu,…

Câu ghép quan hệ lựa chọn: Hoặc – là, hay – là

Tiếp nối: Vừa – cũng, vừa – đã

Đồng thời: Trong khi – thì, vừa – vừa, còn

Giải thích:

Câu ghép quan hệ bổ sung: sử dụng các quan hệ từ “không những – mà còn, không chỉ – mà, chẳng những – mà”,…

– Câu ghép hô ứng

Hay còn được gọi là câu ghép qua lại. Kiểu câu ghép này có quan hệ ngữ nghĩa vô cùng chặt chẽ, không thể tách hai vế trong câu ra thành câu đơn. Một số cặp từ quan hệ thường được sử dụng trong câu ghép hô ứng là: vừa mới – thì đã, bao nhiêu – bấy nhiêu, vừa – đã, chưa – đã, càng – càng, nào – nấy,…

Ví dụ: Tôi còn chưa có người yêu mà bạn tôi đã có con.

– Câu ghép chuỗi

Đây là dạng câu ghép có hai vế trở lên, giữa các vế có quan hệ chuỗi theo kiểu liệt kê. Các vế trong câu được ngăn cách với nhau bằng các dấu câu: dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy.

Ví dụ: Mây đen kéo đến, trời mưa, gió lớn, đường bắt đầu ngập nước.

– Câu ghép hỗn hợp

Ở loại câu ghép này, giữa các vế của câu sẽ có mối quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa khá đa dạng.

Ví dụ: Mặc dù tôi đã cố gắng khuyên nó nhưng nó lười nên bây giờ nó mới thi trượt đại học.

Tác dụng của câu ghép

Khi sử dụng câu ghép, bạn có thể tóm lược được vấn đề, đặc biệt là những vấn đề có liên quan với nhau về nghĩa, đồng thời cũng giúp cho người nghe, người đọc dễ hiểu, nâng cao hiệu quả trong quá trình giao tiếp. Đồng thời, câu ghép cũng tránh cho giọng văn của bạn lan man, hụt ý, nâng cao hiệu quả truyền đạt rõ ràng, mạch lạc trong quá trình giao tiếp hay viết các thể loại văn bản.

Để mang tính hiệu quả khi sử dụng câu ghép, bạn nên tìm hiểu và sử dụng các kiểu câu ghép bên trên tương ứng phù hợp với các trường hợp giao tiếp cụ thể, tránh sử dụng bừa bãi, lộn xộn sẽ mang tính hiệu quả không cao và làm cho cuộc giao tiếp của chúng ta mắc lỗi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com