Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn và trả lời câu hỏi: Tải ba pha đối xứng khi nối tam giác thì?
Câu hỏi: Nếu tải ba pha đối xứng khi nối tam giác thì?
A. I d = I p
C. U d = U p
D. U p = U d
Đáp án đúng C.
Tải ba pha đối xứng khi nối tam giác thì U d = U p
Giải thích lý do vì sao chọn C là đúng
– Mạch điện xoay chiều ba pha gồm: Nguồn điện, dây dẫn, các tải ba pha.
Nguồn điện ba pha
– Cấu tạo máy phát điện ba pha:
+ Stato: 3 cuộn dây AX, BY, CZ giống nhau đặt lệch 1200.
AX: Pha A.
BY: Pha B.
CZ: Pha C.
A, B, C: Điểm đầu pha.
X, Y, Z: Điểm cuối pha.
+ Roto: Nam châm điện.
– Nguyên lí làm việc: Khi NS quay đều, trong giây cuốn mỗi pha xuất hiện sđđ xoay chiều một pha. Vì 3 cuộn dây giống nhau đặt lệch 1200 nên sđđ các pha bằng nhau và lệch pha nhau một góc 2r/3
Tải ba pha
+ ZA: Tổng trở pha A
+ ZB: Tổng trở pha B
+ ZC: Tổng trở pha C
Cách nối nguồn điện và tải ba pha
– Thường có 2 cách nối:
+ Nối tam giác: Điểm đầu pha này nối với điểm cuối pha kia.
+ Nối hình sao: Nối chung 3 điểm cuối X, Y, Z thành điểm trung tính.
Quan hệ giữa đại lượng dây và pha.
Xét với tải ba pha đối xứng:
– Khi nối hình sao: Id = Ip, Ud=√3Up
– Khi nối hình tam giác: Ud = Up, Id=√3Ip
Vd 1: Máy phát điện ba pha có điện áp pha là 220V.
Nếu nối hình sao: Up = 220V, Ud = 380V.
Nếu nối tam giác : Ud = Up = 220V.
Vd 2: Tải ba pha gồm 3 điện trở R = 10Ω, nối tam giác, đấu vào nguồn ba pha có Ud = 380V. Tính dòng điện pha, dđ dây?
Giải : ta có Ud = Up = 380V.
Dđ pha : Ip= (Up/R)=380/10=38A
Dđ dây : Id = Ip = √3 .38 = 65,8
Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây.
– Tạo ra 2 trị số điện áp khác nhau.
– Điện áp pha trên các tải hầu như vẫn giữ được bình thường, không vượt quá giá trị định mức.