Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế? 2023

Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020.

Tạm ngừng kinh doanh là sự việc xảy ra không mong muốn của chủ doanh nghiệp, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Vậy Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế?

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020.

Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Điều kiện để tạm ngừng kinh doanh

Để trả lời cho câu hỏiTạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế? Cần nắm được các điều kiện để tạm ngừng kinh doanh. Để thực hiện hoạt động tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng những quy định trước khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh như sau:

– Doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hợp lệ, đầy đủ gửi đến cơ quan quản lý trước 03 ngày kể từ ngày chính thức tạm ngừng kinh doanh;

– Mã số thuế, mã số doanh nghiệp không bị tạm khóa hoặc có văn bản hạn chế thay đổi của cơ quan quản lý;

– Trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không bị treo hồ sơ hoặc chưa hoàn tất các hồ sơ liên quan khác trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh bao lâu?

Theo Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp như sau: Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không được quá một năm.

Pháp luật hiện nay không có quy định về giới hạn số lần được đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp không bị giới hạn về số lần đăng ký tạm ngừng kinh doanh và phải đảm bảo thực hiện đăng ký tạm ngừng theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh phải gửi thông báo tới cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Cá nhân, tổ chức soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu khác nhau về hồ sơ cụ thể như sau:

– Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty cổ phần:

+ Thông báo v/v tạm ngừng kinh doanh;

+ Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người thực hiện thủ tục;

+ Biên bản họp hội đồng thành viên/hội đồng quản trị v/v tạm ngừng kinh doanh;

+ Quyết định của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị v/v tạm ngừng kinh doanh;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cá nhân khác nộp hồ sơ).

– Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên:

+ Thông báo v/v tạm ngừng kinh doanh;

+ Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người thực hiện thủ tục;

+ Quyết định của chủ sở hữu v/v tạm ngừng kinh doanh;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cá nhân khác nộp hồ sơ).

– Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

+ Thông báo v/v tạm ngừng kinh doanh;

+ Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người thực hiện thủ tục;

+ Biên bản họp hội đồng thành viên/hội đồng quản trị v/v tạm ngừng kinh doanh;

+ Quyết định của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị v/v tạm ngừng kinh doanh;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cá nhân khác nộp hồ sơ).

– Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân:

+ Thông báo v/v tạm ngừng kinh doanh;

+ Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người thực hiện thủ tục;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cá nhân khác nộp hồ sơ).

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp.

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.

Bước 3: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Bước 4: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như  sau:

Điều 4. Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh

2. Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:

a) Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

c) Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.

d) Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Từ quy định trên thấy được rằng nếu trước khi tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện hết các nghĩa vụ thuế phát sinh thì doanh nghiệp sẽ không bị thanh tra thuế.

Ngược lại, nếu trước khi tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ thuế của mình thì rất có thể sau khi tạm ngưng kinh doanh sẽ bị thanh tra thuế.

Mong rằng qua nội dung bài viết trên đây sẽ cung cấp đến quý độc giả những thông tin cần thiết về thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Mọi vấn đề cần hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 1900.0191.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com