Tất niên là gì? Ý nghĩa tất niên? Ngày tất niên là ngày bao nhiêu? 2023

Tất niên hay lễ tất niên, cúng tất niên tiệc, là một nghi thức nhằm chuẩn bị bước sang năm mới và ghi nhận việc kết thúc một năm. Tất niên là gì? Ý nghĩa tất niên? Ngày tất niên là ngày bao nhiêu?

Tất niên có ý nghĩa quan trọng đối với người Việt Nam mà còn với người dân tại một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ hữu ích liên quan đến Tất niên là gì? để Quý vị thêm hiểu về ý nghĩa và các nghi thức diễn ra trong ngày này.

Tất niên là gì?

“Tất” có nghĩa là xong, là hết, còn “niên” có nghĩa là năm. Như vậy, “Tất niên” là bắt đầu chuẩn bị bước sang năm mới và kết thúc một năm cũ. Tất Niên của nước ta rơi vào ngày 29, 30 tháng Chạp Âm lịch hàng năm.

Tất niên hay lễ tất niên, cúng tất niên tiệc, là một nghi thức nhằm chuẩn bị bước sang năm mới và ghi nhận việc kết thúc một năm. Tất niên có thể là một liên hoan cuối năm, bữa tiệc tất niên là một phần trong nghi thức Tết diễn ra để bước sang năm mới (Tết Tây) từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) vào những ngày cuối năm âm lịch, được gọi là ngày tất niên. Đây là ngày các thành viên trong gia đình ăn cơm buổi tất niên để sum họp lại với nhau. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm người thân và bạn bè đến dự.

Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên và đọc văn cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam.

Bên cạnh việc giải đáp tất niên là gì? chúng tôi chia sẻ thêm các thông tin về ý nghĩa của tất niên, ngày tất niên 2023 trong các nội dung tiếp theo của bài viết. Mời Quý vị tiếp tục theo dõi.

Ý nghĩa tất niên?

Tất niên là phong tục mang nét đẹp văn hóa và tập quán lâu đời của người Việt Nam. Để ghi nhận thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng trời và một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà, đất ở khoảng sân trước nhà. Mâm lễ cúng Tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng mà thanh đạm hay thịnh soạn.

Đối với người phương Đông, nhất là Việt Nam, Trung Hoa, kể cả một số nước chịu ảnh hưởng của văn hóa người Trung Hoa cổ đại như Nhật Bản, Triều Tiên, người ta xem ngày chuyển giao năm cũ và năm mới rất quan trọng. Lễ cúng Tất niên nhằm ghi nhận lại sự kết thúc của một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới sang.

Lễ cúng tất niên còn là dịp các thành viên trong gia đình tụ họp, ngồi lại với nhau sau một năm làm việc vất vả. Các con cháu tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và cảm tạ trời đất.

Ngoài ra, Tất niên là dịp người dân soát xét tất cả hoạt động gọi là công nợ trong năm, nợ nần ai thì bằng mọi cách trả cho xong trước ngày 30 Tết. Người ta tránh không để nợ nần kéo dài sang năm mới.

Ngày tất niên là ngày bao nhiêu?

Năm nay ngày 30 Tết sẽ rơi vào thứ 7 tức nhằm ngày 21 tháng 1 năm 2023 theo lịch dương, mọi người sẽ cúng Tất niên vào ngày này. Mọi người sẽ chuẩn bị đồ cúng, đọc các bài khấn Tất niên và sau khi đã cúng xong thì các thành viên trong gia đình sẽ sum vầy ăn cơm cúng. 

Mâm cúng tất niên gồm những gì?

Lễ cúng Tất niên gồm những lễ vật cúng không cần phải quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của người cúng để tri ân trời, đất, thần linh… đã gia hộ bình an trong một năm qua.

Lễ vật cúng tất niên thường bao gồm hương, đèn, vàng mã, mâm ngũ quả và mâm cơm cúng. Mâm cơm cúng tất niên truyền thống sẽ có những món cơ bản như: Gạo, muối; trà, rượu, nước lọc; bánh kẹo; trầu cau; chè, xôi, cháo trắng; tam sên; gà luộc; heo sữa quay; bánh kẹo; bánh chưng hoặc bánh tét; chả lụa.

Ngày nay, mâm cơm cúng tất niên đã đơn giản hơn rất nhiều, có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của gia chủ. Ở Việt Nam, mâm cơm cúng tất niên ở mỗi vùng miền thường khác nhau, mang đậm nét đặc trưng văn hóa, phong tục ở khu vực đó.

Ở miền Bắc: Mâm cơm tất niên thường có những món ăn như canh móng giò hầm măng, xôi gấc, bánh chưng, giò hoặc chả lụa, gà trống luộc nguyên con (hoặc thịt lợn luộc), miến nấu lòng gà, dưa hành muối, nộm, thịt đông…

Ở miền Trung: Mâm cơm cúng tất niên gồm có giò lụa Huế, miến Huế, gà bóp rau răm, măng khô ninh, thịt lợn luộc, ram rán…

Ở miền Nam: Mâm cơm cúng tất niên gồm có bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu… 

Giờ đẹp để cúng Tất niên 2023

Theo các chuyên gia thì khung giờ để cúng Tất niên tại nhà hoặc cơ quan đẹp như sau:

– Ngày 28 tháng chạp âm lịch tức là ngày 19/1/2023 lịch dương hợp ngày Đinh Sửu, tháng Quý Sửu, ngày Nhâm Ngọ, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu. Theo giờ hoàng đạo Tý từ 23-1h, Sửu là 1h-3h, Mão là 5h-7h, Ngọ là 11h-13h, Thân là 15h-17h, Dậu là 17h-19h. 

– Ngày 29 tháng Chạp tức là vào ngày 21/1/2023 dương, hợp ngày Kỷ Mão tháng Quý Sửu, ngày Giáp Thân, tháng Tân sửu và năm Tân sửu. Giờ đẹp thích hợp Tý là 23h-1h, Sửu là 1h-3h, Tỵ là 9h-11h, Thân là 15h-17h. 

– Ngày 30 tháng chạp tức nhằm ngày 21 tháng 1 năm 2023 dương hợp ngày Kỷ Mão, tháng Quý Sửu, ngày Giáp Thân, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu. Khung giờ đẹp là Tý (23h-1h), Sửu là (1h-3h), Thìn là (7h-9h), Tỵ là (9h-11h), Mùi là 13h-15h, Tuất là 19h-21h. 

Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi về tất niên là gì? đã giúp cho Quý độc giả có thêm những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về phong tục truyền thống Tết Âm lịch, từ đó, chuẩn bị cho mình một dịp Tết thật trọn vẹn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com