Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 2023

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích như thế nào?

1. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm: 

a) Hòa giải viên lao động

b) Hội đồng trọng tài lao động.

2. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công. 

Tư vấn về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 

BLLĐ quy định các loại tranh chấp khác nhau và từ đó phân định các chủ thể tương ứng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích, BLLĐ năm 2019 giữ nguyên nội dung về chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được quy định từ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006, theo đó, hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền này. 

Điểm khác biệt duy nhất giữa BLLĐ năm 2019 với BLLĐ năm 2012 là bổ sung khoản 2 của Điều này nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Về nguyên tắc, một tranh chấp sẽ phát sinh khi các cuộc thương lượng giữa các bên bị bế tắc và cần có sự can dự của người thứ ba; nhưng sẽ không có tranh chấp nếu hai bên vẫn hy vọng đạt được thỏa thuận và sẵn sàng tiếp tục bàn thảo một cách chân tình với nhau. Do đó, nếu coi thương lượng tập thể chỉ được xem như một phương pháp giải quyết tranh chấp, nó sẽ được đề cập đến như một thủ tục ngang hàng với hòa giải và trọng tài. 

Năm 1944, Hội nghị lao động quốc tế đã thông qua Tuyên ngôn Philadelphia – tuyên ngôn đã xác định các mục đích của ILO. Theo Tuyên ngôn Philadelphia, ILO có nghĩa vụ tiếp tục phát triển ở các quốc gia các chương trình quốc tế – vốn sẽ đạt được, ngoài các thứ khác, “sự công nhận quyền thương lượng tập thể.

Về sau, nguyên tắc này được xác định trong Công ước về quyền tổ chức và thương lượng tập thể năm 1949 (số 98), nó cho thấy tầm quan trọng của thương lượng tập thể, là một trong những mặt quan trọng của chính sách quan hệ lao động cũng như trong quan hệ với hòa giải và trọng tài. Vì vậy, có thể hiểu được khi tiến hành sửa đổi toàn diện BLLĐ năm 2012, một trong những nguyên tắc của việc sửa đổi là phù hợp hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Công ước số 98 của ILO.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com