Thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động như thế nào? 2023

Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về lao động.

Quy định về Thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động 

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động. 

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về lao động.

4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình. 

Tư vấn về Thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động 

Để triển khai các nội dung quản lý về lao động, Nhà nước đã thiết lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước.

Với chức năng, nhiệm vụ được Hiến pháp và pháp luật quy định, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Ở Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ để thực hiện quản lý nhà nước về lao động.

Điều này cũng được thể hiện rõ trong Điều 1 Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ: “Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ”. 

Ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp được giao thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình. Giúp việc cho Ủy ban nhân dân các cấp về lĩnh vực lao động là các đơn vị chuyên môn, bao gồm: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, riêng với cấp xã thì không hình thành đơn vị chuyên môn mà phân công người phụ trách trong lĩnh vực văn hóa – xã hội giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nắm bắt tình hình lao động trên địa bàn xã. 

Mặc dù về phương diện tổ chức bộ máy, các cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội không được tổ chức theo ngành dọc nhưng về phương diện chuyên môn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vẫn có quyền hướng dẫn và chỉ đạo chuyên môn đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tương tự Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và giữa Phòng với cán bộ phụ trách văn hóa – xã hội ở cấp xã. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com