Thành lập Doanh nghiệp tại huyện Quế Võ 2023

Hiện nay, pháp luật Việt Nam ghi nhận 5 loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Quế Võ là một huyện ở tỉnh Bắc Ninh, đây là một địa phương đang thu hút được nhiều nguồn vốn từ nước ngoài, điển hình là Hàn Quốc và Trung Quốc. Thủ tục Thành lập doanh nghiệp tại huyện Quế Võ như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Giới thiệu về huyện Quế Võ

Huyện Quế Võ nằm ở phía đông của tỉnh Bắc Ninh, có vị trí địa lý: Phía đông giáp thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Phía tây giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du. Phía nam giáp huyện Thuận Thành và huyện Gia Bình. Phía bắc giáp huyện Việt Yên và huyện Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang.

Huyện Quế Võ có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phố Mới (huyện lỵ) và 20 xã: Bằng An, Bồng Lai, Cách Bi, Châu Phong, Chi Lăng, Đại Xuân, Đào Viên, Đức Long, Hán Quảng, Mộ Đạo, Ngọc Xá, Nhân Hòa, Phù Lãng, Phù Lương, Phương Liễu, Phượng Mao, Quế Tân, Việt Hùng, Việt Thống, Yên Giả.

Quế Võ là một huyện khá ít làng nghề truyền thống và làng nghề nếu so các khu vực khác thuộc đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên huyện có khu công nghiệp với sự có mặt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào.

Những doanh nghiệp ngoài nước đầu tiên và sớm nhất đầu tư vào huyện là công ty TNHH YUFON, MS ASIA, TIEEING, YUTO, SCHRAMM SSCP… (là những doanh nghiệp liên doanh với Trung Quốc, Hàn Quốc được thành lập lần lượt từ các năm 2007 – 2010).

Khoảng sau 2010 đến nay là hàng trăm doanh nghiệp ngoài và trong nước ồ ạt vào đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động của huyện và nơi khác.

Từ nhiều làng và xã thuần nông không nghề nhưng với sự góp mặt của các công ty xí nghiệp, lao động ngoại tỉnh đến làm công nhân thì từ đây bắt đầu hình thành và phát triển nhiều ngành nghề và nhóm nghề mới như kinh doanh tổng hợp, chế biến thực phẩm, cơ khí, vận tải… nhất là ở khu vực xã Phương Liễu và phụ cận. Phương Liễu cũng là xã có đóng góp phần lớn trong cơ cấu kinh tế của cả huyện Quế Võ.

Ai có thể thành lập doanh nghiệp tại huyện Quế Võ?

Các cá nhân, tổ chức có quyền Thành lập doanh nghiệp tại huyện Quế Võ, từ một số đối tượng được quy định ở Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Thành lập doanh nghiệp gì tại huyện Quế Võ?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam ghi nhận 5 loại hình doanh nghiệp là: công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần và công ty TNHH là những loại hình được nhiều người lựa chọn. Bởi:

Công ty cổ phần:

– Ưu điểm công ty cổ phần:

+ Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp. Nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.

+ Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề.

+ Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.

+ Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao. Thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu. Đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.

+ Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng.

– Nhược điểm:

+ Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp. Do số lượng các cổ đông có thể rất lớn.

+ Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế. Do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.

+ Việc khống chế người vào công ty, mua cổ phần sẽ khó hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

Công ty TNHH một thành viên:

– Ưu điểm:

+ Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

+ Một cá nhân cũng có thể thành lập được doanh nghiệp.

+ Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu. Đây có thể được xem là ưu điểm vượt trội hơn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân.

+ Có cơ cấu tổ chức gọn, linh động. Thủ tục thành lập đơn giản hơn loại hình công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.

+ Quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn quy định chặt chẽ. Nhà đầu tư dễ kiểm soát.

– Nhược điểm:

+ Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế.

+ Công ty TNHH 1 thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn.

+ Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.

+ Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

+ Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

– Ưu điểm:

+ Các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, ít gây rủi ro cho người góp vốn.

+ Các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.

+ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Các thành viên muốn chuyển nhượng vốn sẽ phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty trước.

– Nhược điểm:

+ Do các thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm hữu hạn trong số phần vốn đã góp của mình. Nên uy tín của công ty trước đối tác, bán hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phiếu. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn.

+ Số lượng thành viên giới hạn trong công ty là 50 người.

Bên cạnh 3 loại hình doanh nghiệp này, các cá nhân/ tổ chức hoàn toàn có thể thành lập các loại hình doanh nghiệp còn lại, tùy theo nhu cầu và quy mô kinh doanh.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại huyện Quế Võ

Hồ sơ Thành lập doanh nghiệp tại huyện Quế Võ sẽ khác biệt theo từng loại hình doanh nghiệp. Cụ thể:

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Chi phí thành lập công ty tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại huyện Quế Võ của Luật LVN Group

Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, nắm bắt những quy định mới của pháp luật, Luật LVN Group luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại huyện Quế Võ của Luật LVN Group, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian tìm hiểu pháp luật, thời gian thực hiện thủ tục. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật LVN Group bao gồm:

– Tư vấn, giải đáp pháp luật doanh nghiệp theo quy định hiện hành;

– Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp;

– Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Nhận kết quả và chuyển khách hàng;

– Hỗ trợ một số thủ tục về con dấu, kê khai thuế, mua chữ ký số… cho doanh nghiệp mới.

Trên đây là nội dung bài viết Thành lập doanh nghiệp tại huyện Quế Võ, mọi thắc mắc về thủ tục hoặc cần liên hệ dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com