Thanh tra chuyên ngành về lao động như thế nào? 2023

Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về lao động thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Quy định về Thanh tra chuyên ngành về lao động tại Bộ luật lao động

1. Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về lao động thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. 

2. Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. 

Bình luận về Thanh tra chuyên ngành về lao động theo Bộ luật lao động

Có thể thấy, việc dẫn chiếu đến Luật Thanh tra hay Luật An toàn, vệ sinh lao động đã thể hiện kỹ thuật tránh trùng lặp, tránh được sự chồng chéo trong hoạt động lập pháp. Về cơ bản, lĩnh vực như lao động, an toàn, vệ sinh lao động đều có một ngành luật riêng điều chỉnh về phạm vi thanh tra. 

Pháp luật quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra lao động. Cụ thể, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động bao gồm: 

(i) Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ); 

(ii) Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là Thanh tra Sở). 

Ngoài ra, một số cơ quan khác được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Cục An toàn lao động. 

Đồng thời, pháp luật đã quy định tương đối cụ thể và chi tiết về từng nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động. Điều này vừa có ý nghĩa rành mạch trong việc phân định thẩm quyền của từng cơ quan, vừa có ý nghĩa hạn chế tình trạng lạm quyền trong công tác thanh tra lao động. 

Quy định trong pháp luật và thực tiễn cho thấy, hệ thống thanh tra lao động ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình thanh tra hai cấp theo địa giới hành chính: ở Trung ương có thanh tra lao động cấp Bộ, 

địa phương có thanh tra lao động cấp Sở. Quan hệ giữa thanh tra Bộ và thanh tra Sở là quan hệ về chuyên môn, nghiệp vụ. Thanh tra Bộ có nhiệm vụ hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra Sở; tổng hợp kết quả hoạt động thanh tra theo định kỳ và có những đề xuất với Cơ quan quản lý nhà nước để chỉ đạo hoạt động của thanh tra lao động hiệu quả. Đồng thời, thanh tra Sở còn chịu sự quản lý nhà nước của thanh tra cấp tỉnh. 

Đối chiếu với Công ước số 81, với yêu cầu mỗi nước thành viên của ILO đã tham gia Công ước phải duy trì một hệ thống thanh tra lao động trong các cơ sở công nghiệp (Điều 1) và cơ sở thương mại (Điều 22). Công ước số 81 chia đối tượng thanh tra thành 2 nhóm: các cơ sở công nghiệp và các cơ sở thương mại.

Tương ứng với hai nhóm đối tượng thanh tra nói trên là hai hệ thống thanh tra lao động chuyên nghiệp: hệ thống thanh tra lao động trong các cơ sở công nghiệp và hệ thống thanh tra lao động trong các cơ sở thương mại. Nguyên nhân cho sự phân chia này là do hai nhóm đối tượng này có những đặc điểm nhau nên đòi hỏi phải có thanh tra lao động chuyên sâu. 

Trong khi đó, BLLĐ năm 2019 chia thanh tra lao động gồm hai lĩnh vực thanh tra: thanh tra về lao động và thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động. Sự phân chia này xuất phát bởi mô hình quản lý nhà nước của Việt Nam là mô hình tổng hợp, một Bộ quản lý nhiều lĩnh vực, và thanh tra lao động chỉ là một phần trong đó. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com