Hiện nay, bên cạnh những doanh nghiệp lớn, nhỏ được thành lập cũng có không ít những doanh nghiệp do gặp khó khăn về tài chính, nhân công, sản xuất,…buộc chủ sở hữu doanh nghiệp phải thực hiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh để tìm lại cho mình một hướng đi mới hiệu quả hơn.
Khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, đâu là lý do thường gặp nhất và hậu quả pháp lý khi tạm ngừng kinh doanh là gì? Trường hợp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không? Những câu hỏi này hãy cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Lý do phải tạm ngừng kinh doanh?
Trước khi tìm hiểu các lý do mà các doanh nghiệp hiện nay phải tạm ngừng kinh doanh, chúng ta tìm hiểu qua khái niệm Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện các hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian là không quá 02 năm, tức là doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng đó không thực hiện ký kết các hợp đồng với các đối tác, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác.
Sau khi đã hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải quay trở lại hoạt động nếu không sẽ phải làm thủ tục giải thể hoặc chuyển nhượng.
Hiện nay, bên cạnh các công ty lớn nhỏ được thành lập mới cũng có nhiều tỷ lệ doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh. Vậy lý do nào mà các doanh nghiệp này phải tạm ngừng kinh doanh? Có thể điểm qua một vài lý do sau đây:
+ Trong thời buổi kinh tế đang bước vào thời kỳ hội nhập như hiện nay đã mở ra cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hộ hợp tác mới, tuy nhiên cũng đem đến không ít những khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau.
Do đó đa số các doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư ban đầu nhỏ, gặp sự biến động ngoài dự kiến ban đầu nên sẽ phải thực hiện tạm ngừng kinh doanh;
+ Bên cạnh đó, ngoài ảnh hưởng của nền kinh tế đang hội nhập, các doanh nghiệp cũng vấp phải sự sản xuất kinh doanh ngày một đa dạng với nhiều ngành nghề mới, lĩnh vực phong phú trên thị trường.
Do đó, nhiều doanh nghiệp sau một thời gian đi vào hoạt động thấy hiện tại hiệu quả kinh doanh thấp nên thông báo với cơ quan thuế thực hiện tạm ngừng kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội mới với sự đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh khác đem lại hiệu quả hơn.
+ Các lý do như do thay đổi bộ phận công ty, cơ cấu hoạt động của công ty thay đổi, sự thay đổi về địa điểm kinh doanh công ty;
+ Doanh nghiệp muốn thực hiện tạm ngưng hoạt động sau đó tiến hành làm thủ tục chấm dứt hoạt động và sau đó có thể thành lập doanh nghiệp mới để nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh với một ngành nghề, lĩnh vực khác có hiệu quả hơn.
Đây được coi là giải pháp, sự chuyển biến linh động trong việc thực hiện chuyển đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ chế thị trường mới.
Trên đây chỉ là những lý do thường gặp nhất của các doanh nghiệp khi phải thực hiện hoạt động tạm ngừng kinh doanh.
Hậu quả pháp lý khi tạm ngừng kinh doanh?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 206 Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định Doanh nghiệp có quyền được tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thực hiện thông báo bằng văn bản nêu rõ về thời điểm và thời hạn thực hiện tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh đến Cơ quan đăng ký doanh trong thời gian chậm nhất là 03 ngày trước ngày doanh nghiệp tạm ngừng hoặc có tiếp tục kinh doanh.
Như vậy, quy định này cho thấy khi doanh nghiệp muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh phải thực hiện thông báo bằng văn bản gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu doanh nghiệp đó tự ý tạm ngừng kinh doanh mà không thực hiện thủ tục thông báo thì hậu quả pháp lý phải chịu theo quy định, cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 50, Nghị định 122/2021/NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có quy định cụ thể mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về việc thông báo như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.
– Hậu quả pháp lý mà doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong trường hợp doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động kinh doanh được 01 năm nhưng không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1, Điều 212 Luật doanh nghiệp năm 2014.
Như vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng các thủ tục về thông báo theo quy định của pháp luật để tránh phát sinh những hậu quả pháp lý không mong muốn.
Nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn không biết trường hợp nếu nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Theo quy định tại khoản 3, Điều 206 Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định:
Trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nộp đầy đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản còn nợ và hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, theo quy định trên của pháp luật có thể hiểu trường hợp doanh nghiệp tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh phải thực hiện thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước ngày doanh nghiệp thực hiện tạm ngừng kinh doanh.
Trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh vẫn phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm thanh toán các khoản nợ trước đó của công ty. Đồng thời quy định này cũng cho thấy doanh nghiệp nợ thuế được phép tạm ngừng kinh doanh.
Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế không?
Thực tế cho thấy hoạt động thanh thuế được hiểu là những hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với giao dịch, hoạt động có liên quan đến việc phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế của các đơn vị, doanh nghiệp.
Việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ nhằm giúp đảm bảo cho pháp luật thuế được thực hiện đúng theo quy định.
Ngoài ra, thanh tra thuế còn được xem là hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với các đối tượng cần thanh tra nhằm mục đích phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật.
Đối với các doanh nghiệp thực hiện tạm ngừng kinh doanh, nghĩa vụ về thuế cần thực hiện đối với cơ quan thuế như sau:
Theo khoản 3, Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nộp đủ số thuế còn nợ; phải tiếp tục thanh toán các khoản nợ và hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với các bên đối tác kinh doanh, người lao động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên của pháp luật, doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh nếu còn chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính nộp thuế với cơ quan thuế thì phải tiếp tục thực hiện thanh toán đầy đủ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp có thể bị thanh tra thuế bởi tổ chức chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra của cơ quan thuế.
Trên đây là thông tin và các vấn đề liên quan đến câu hỏi Nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không? theo quy định mới nhất mà chúng tôi muốn cung cấp đến Quý độc giả để tham khảo. Nếu còn bất cứ vấn đề gì cần được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp đến Luật LVN Group qua hotline 1900.0191 .