Thị trường chứng khoán là thị trường diễn ra hoạt động trao đổi mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư, giao dịch này có thể làm thay đổi chủ sở hữu chứng khoán.
Hiện nay, ở Việt Nam thị trường chứng khoán đã trở thành phương tiện phổ biến để các nhà đầu tư lựa chọn kiếm lời. Trên thị trường đã có 90% nhà đầu tư là cá nhân. Công nghệ dịch vụ hiện đại, internet ngày càng phát triển đã đưa thị trường chứng khoán ngày càng tiếp cận với nhiều người.
>>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán là thị trường diễn ra hoạt động trao đổi mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư, giao dịch này có thể làm thay đổi chủ sở hữu chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực khá đa dạng, phong phú và cũng đặc biệt phức tạp.
Bên cạnh đó thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong thị trường vốn, giúp huy động vốn để phát triển kinh tế.
Thị trường chứng khoán được chia thành hai loại:
– Thị trường sơ cấp là giao dịch chứng khoán mới phát hành
– Thị trường thứ cấp là giao dịch mua đi bán lại nhiều lần , giao dịch này đã được phát hành trên thị trường sơ cấp
Đối với các quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường, yêu cầu xác định đúng cơ cấu, vị trí, vai trò thực của các bộ phận thị trường tài chính chưa phải là thiết yếu. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chính phủ các quốc gia thường quan tâm đồng bộ tới các bộ phận của thị trường tài chính và thông qua chúng, nhà nước (hoặc thông qua các cơ quan chức năng) tiến hành các hoạt động nhằm ổn định nền kinh tế xã hội. Khi xác định cơ cấu thị trường tài chính với mục đích sử dụng kết quả phân chia ấy để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất đối với nền kinh tế, các chuyên gia trên thế giới đều thống nhất chia thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán.
>>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?
Các bộ phận thị trường này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, hoặc cơ quan tài chính nhà nước hoặc ngân hàng trung ương quốc gia thường sử dụng nó như là những đòn bẩy với tính chất “lây lan” từ bộ phận thị trường này sang bộ phận thị trường khác. Ngược lại, các nhà tài chính lớn, những “đại gia tài chính” lại cũng sử dụng rất nhuần nhuyễn sự tác động qua lại của các bộ phận thị trường tài chính làm cho thị trường tài chính một quốc gia “điên đảo”.
Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây, Nhà nước đã chú ý đúng mức tới thị trường đặc biệt này, đã và đang dùng các biện pháp tác động tương hỗ để quản lí cũng như vận hành đồng bộ thị trường tài chính, mặc dù thị trường chứng khoán còn đang ở mức độ rất non trẻ. Những thành công của thị trường tiền tệ đặc biệt là thị trường tín dụng, thị trường tín phiếu kho bạc đã chứng minh khả năng Nhà nước thực hiện tốt chính sách tài chính tiền tệ quốc gia trong thời gian qua. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường hối đoái (có sự biến động về cung cầu ngoại hối, giá cả của các đồng tiền được giao dịch trên thị trường ngoại hối).
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi chứng khoán. Thị trường chứng khoán được hình thành, phát triển trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Đó là nền kinh tế thị trường với những quy luật vốn có của nó. Tại đó, cơ hội kinh doanh, khả năng chuyển đổi hình thành và tồn tại. Đối với nền kinh tế tập trung không thực hiện được những hoạt động này. Nếu trong thời kỳ đầu, thị trường chứng khoán chỉ xuất hiện ở các nước có nền kinh tế tự do phát triển như Hà Lan, Anh, Đức, Hoa Kỳ… thì hiện nay mô hình thị trường này đã lan rộng và trở thành hiện tượng phổ biến của các quốc gia có nền kinh tế thị trường. Mặc dầu vậy, phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế, thực lực nền kinh tế mà mức độ phức tạp, đa dạng cũng như mức độ sôi động của thị trường chứng khoán các quốc gia là khác nhau.
Sự khác biệt ấy không chỉ dừng lại giữa các quốc gia, ngay ở những khu vực phát triển kinh tế khác nhau trong một quốc gia, mức độ lưu hoạt vốn của các bộ phận thị trường (mang tính địa phương) cũng khác nhau rõ rệt. Điều đó có thể thấy rất rõ qua hoạt động của các loại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, Cộng hoà Liên bang Đức, Úc, Nhật Bản…
Vai trò của thị trường chứng khoán?
– Thị trường chứng khoán có chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Qua đó, cả chính phủ và doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm huy động vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế.
– Thị trường chứng khoán tạo nên một môi trường đầu tư phong phú và đa dạng, qua đó các nhà đầu tư có nhiều sự chọn lựa các loại cổ phiếu (chứng khoán) phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình.
– Thị trường chứng khoán góp phần tạo nên khả năng thanh khoản cho các chứng khoán. Có nghĩa là các nhà đầu tư ngoài việc mua chứng khoán còn có thể bán chứng khoán để lấy tiền, hoặc đổi thành các loại chứng khoán khác mà theo họ là có khả năng sinh lời cao hơn. Chức năng này giúp đảm bảo tính hoạt động liên tục và hiệu quả cho thị trường chứng khoán.
– Thị trường chứng khoán có chức năng đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình nền kinh tế đất nước. Theo đó, các chỉ số chứng khoán cao hay thấp sẽ thể hiện được giá trị của doanh nghiệp và nền kinh tế.
– Thị trường chứng khoán giúp chính phủ thi hành dễ dàng các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tránh thâm hụt ngân sách, điều chỉnh lạm phát, định hướng đầu tư kinh tế hiệu quả.
Đặc điểm thị trường chứng khoán?
Ngoài phân tích về thị trường chứng khoán là gì, chúng tôi xin cung cấp thêm thông tin đặc điểm của thị trường chứng khoán, cụ thể như sau:
– Thị trường chứng khoán có đặc trưng nổi bật là nguồn tài chính trực tiếp, chủ sở hữu ( bao gồm người cung cấp vốn và người cần vốn) đều trực tiếp tham gia thị trường, không có bên trung gian về tài chính
– Đặc tính hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu của thị trường chứng khoán là khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán trong thị trường chứng khoán phải minh bạch, rõ dàng, việc kinh doanh tự do sẽ dựa trên nguồn cung và cầu
Giao dịch tài chính của thị trường chứng khoán công khai, minh bạch để tất cả mọi người tham gia nắm bắt được thông tin giá cả đang giao dịch trên thị trường
– Hầu hết tất cả mọi người đều có thể tham gia vào thị trường chứng khoán, truy cập vào thông tin để giao dịch tự do và hiệu quả
– Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán có thể chuyển đổi cổ phần của mình thành chứng khoán hoặc tiền mặt
– Dựa trên quan hệ giữa người bán và người mua ( cung và cầu) nên thị trường chứng khoán không áp đặt giá cả
– Hoạt động thị trường chứng khoán diễn ra liên tục, thị trường sơ cấp phát hành chứng khoán và có thể được mua, bán trên thị trường thứ cấp.
Từ cơ cấu thị trường chứng khoán có thể cho thấy nguyên tắc công bằng, công khai, trung gian được thể hiện trong các giao dịch, nhưng ở các bộ phận thị trường khác nhau thì yêu cầu của những nguyên tắc này là khác nhau.
Nguyên tắc công bằng yêu cầu các giao dịch phải đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên dưới các hình thức khác nhau ở các bộ phận thị trường. Chẳng hạn, trong giai đoạn phát hành chứng khoán, nếu đó là chứng khoán phát hành ra công chúng thì yêu cầu phải dành tỷ lệ chứng khoán tối thiểu cho các nhà đầu tư phổ thông. Tại thị trường tập trung, phương thức đấu giá là hình thức thực hiện nguyên tắc công bằng. Nguyên tắc công bằng đối với thị trường riêng lẻ phản ánh trong cơ cấu hoạt động và phân phối các lợi ích giữa các nhà đầu tư riêng lẻ
Nguyên tắc công khai đòi hỏi trước hết các thông tin liên quan đến chứng khoán phải được cung cấp cho tất cả các đối tượng quan tâm. Phương thức cung cấp thông tin và nội dung thông tin phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu về cung cầu thị trường đối với từng loại chứng khoán, giá trị thực của các loại chứng khoán để có thể đưa ra được những quyết định đầu tư có hiệu quả. | Nguyên tắc trung gian chỉ coi là bắt buộc đối với phát hành ra công chúng và giao dịch tại thị trường tập trung, đòi hỏi các giao dịch mua bán phải qua chủ thể trung gian.”
Để quản lí, tham gia thị trường chứng khoán, các chủ thể đều quan tâm tới việc phân chia thị trường này và cách thức quản lí, khả năng tham gia đối với mỗi bộ phận thị trường.
– Nếu xét theo tiêu chí lưu thông chứng khoán, có thể phân ra thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Tại thị trường sơ cấp, các chứng khoán lần đầu tiên được bán cho các nhà đầu tư nên còn được gọi là thị trường phát hành. Điều đó cũng có nghĩa, thông qua thị trường sơ cấp, những nguồn đầu tư mới thực sự được chuyển cho nhà phát hành. Thị trường thứ cấp diễn ra các giao dịch chứng khoán chưa được thanh toán. Bộ phận thị trường này không làm tăng nguồn vốn mới cho nền kinh tế nhưng có thể hoạt động liên tục, tạo ra khả năng thanh khoản cho chứng khoán đã phát hành và tăng tối đa hiệu suất sử dụng vốn của nhà phát hành.
– Nếu xét theo phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán tập trung, phi tập trung và thị trường tự do. Thị trường chứng khoán tập trung diễn ra các hoạt động mua hoặc bán chứng khoán, hoặc tham khảo để thực hiện các giao dịch chứng khoán, được tồn tại dưới hình thức phổ biến là sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán. Thị trường không tập trung diễn ra hoạt động giao dịch chứng khoán không có đủ điều kiện giao dịch tại thị trường tập trung, có thể tiến hành thông qua những hình thức đa dạng khác nhau như hệ thống giao dịch nối mạng, không có đại điểm giao dịch tập trung. Giữa thị trường tập trung và thị trường phi tập trung ngày càng có xu hướng xích lại gần nhau. Thị trường tự do diễn ra các giao dịch tự do, phân tán, không thông qua thị trường tập trung cũng như thị trường phi tập trung.
Thị trường chứng khoán có vai trò đặc biệt quan trọng tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường. Nếu coi chứng khoán là hàng hoá với các đặc điểm đầy đủ của chúng, chứng khoán cần được “sản xuất, lưu thông và nhà “sản xuất”, tham gia “lưu thông” có nhu cầu đương nhiên là tạo thu nhập từ hoạt động của mình. Hoạt động này tạo ra sức thanh khoản cho chứng khoán. Bên cạnh đó, sự xuất hiện các loại chứng khoán với tư cách là hàng hoá tạo ra sự cạnh tranh về giá, đánh giá về chất lượng chứng khoán. Điều này có thể khiến cho luồng vốn được luân chuyển không theo ý muốn của “nhà sản xuất” (tổ chức phát hành); chúng chỉ được chảy vào (đầu tư) các tổ chức có khả năng sử dụng nguồn vốn tốt nhất, đảm bảo hiệu suất sử dụng vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế đều đưa ra kết luận, thị trường chứng khoán tạo sức cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của các bộ phận thị trường tài chính; là thước đo về sự phát triển và mức độ nhận diện của nền kinh tế.
Chức năng của thị trường chứng khoán?
Thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế :
– Thu hút và huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, mang lại nguồn vốn nhanh chóng, sinh lợi hiệu quả cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư mua chứng khoán đã được phát hành, dùng số tiền nhàn rỗi đó để đưa vào hoạt động sản xuất , kinh doanh, mở rộng quy mô
Thị trường chứng khoán tác động đến sự phát triển kinh tế, cụ thể là chính phủ hoặc chính quyền các địa phương có thể huy động nguồn vốn để sử dụng cho mục đích đầu tư ( đầu tư phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng) đáp ứng nhu cầu chùn của toàn xã hội
– Đảm bảo cung cấp môi trường đầu tư cho tất cả mọi người :
Thị trường chứng khoán luôn mang đến cho tất cả mọi người môi trường đầu tư lành mạnh, nhiều cơ hội lựa chọn phong phú
Về tính chất , thời hạn và độ rủi mỗi loại chứng khoán trên thị trường lại khác nhau, chính về thế các nhà đầu tư phải lực chọn loại hàng hóa phù hợp với mục tiêu, khả năng và nhu cầu của mình góp phần giảm mức tiết kiệm.
– Hình thức thanh toán các loại chứng khoán:
Các nhà đâu tư tham gia chứng khoán có thể chuyển đổi chứng khoán do mình sở hữu thành các loại chứng khoán khác hoặc chuyển thành tiền mặt. Đó là một chức năng có tính linh hoạt, an toàn và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
– Thông qua hoạt động tham gia chứng khoán, một số doanh nghiệp sẽ có thu được lợi nhuận qua hình thức phát hành chứng khoán,huy động được nguồn vốn dài hạn như đi vay ngân hàng, từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh hiệu quả và lành mạnh giữa các doanh nghiệp
– Giúp chính phủ thực hiện chính sách phát triển kinh tế vĩ mô
Thị trường chứng khoản sẽ phản án nền kinh tế một cách nhanh chóng, nhạy bén và chính xác nhất. Chính phủ nhờ vào thị trường chứng khoán để kiểm soát tình hình hoạt động nền kinh tế. Giá cả chứng khoán tăng thì nền kinh tế tăng trưởng, đầu tư mở rộng, giá cả chứng khoán thấp thì nền kinh tế có dấu hiệu giảm sút
Chính phủ có thể mua hoặc bán trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán để tạo ra nguồn thu bù đắp thiếu hụt và lạm phát
Một số lưu ý khi tham gia thị trường chứng khoán:
– Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán cần tìm hiểu kĩ và có kiến thức đọc báo cáo tài chính, phân tích kinh tế vĩ mô;
– Xác định chính xác khả năng về tài chính, phân tích đầu tư hợp lý và có lợi nhất;
– Cập nhật tin tức thị trường tránh tình trạng đầu tư, giao dịch hoang mang, mơ hồ.
Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam
Từ những năm 1980 trở lại đây, Việt Nam có bước chuyển quan trọng: chuyển từ cơ chế quản lí tập trung với nền kinh tế kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường và hiện nay chúng ta đang thực hiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đáp ứng yêu cầu đó, các tổ chức, mô hình cũng như nhiều hình thức hoạt động kinh tế dần được hình thành và thực sự đang đi vào cuộc sống. Thị trường chứng khoán là một mô hình đặc trưng của nền kinh tế thị trường phát triển. Không giống như các hiện tượng kinh tế khác, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời trên cơ sở có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước, mà pháp luật chính là những căn cứ vững chắc trước hết để mô hình này hình thành và hoạt động tại Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã tạo điều kiện hết sức quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển của thị trường sơ cấp cũng như hình thành thị trường thứ cấp ở Việt Nam. Việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp được cổ phần hoá làm sôi động hơn thị trường phát hành, chuyển hoá phần vốn tiết kiệm trong dân chúng thành vốn kinh doanh. Việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường tập trung làm tăng thêm, sôi động thêm lượng hàng hoá tại thị trường thứ cấp.
Thực tế cho thấy, các cổ phiếu niêm yết tại thị trường tập trung trong giai đoạn đầu đều là cổ phiếu của các công ti cổ phần hình thành từ con đường cổ phần hoá, tạo đà cho các tổ chức kinh tế phi nhà nước từng bước gia nhập thị trường. Ngược lại, thị trường chứng khoán cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, từ giai đoạn cổ phần hoá đến giai đoạn niêm yết chứng khoán và khi có nhu cầu phát hành chứng khoán để tăng vốn doanh nghiệp.
Cũng giống như thị trường chứng khoán nhiều quốc gia, thị trường chứng khoán Việt Nam có mối liên hệ và chịu ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế, chính trị xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu sự chi phối và tác động của các bộ phận thị trường có tính tương tác cao như thị trường tín dụng, thị trường ngoại hối, thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng thể hiện rõ ràng tính liên kết và tác động của thị trường chứng khoán quốc tế.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc và tư vấn về thị trường chứng khoán là gì, đặc điểm thị trường chứng khoán mà chúng tôi muốn gửi tới Quý độc giả tham khảo, để được hỗ trợ tư vấn thêm liên hệ chúng tôi qua số 1900.0191 hoặc tham khảo chuyên mục chứng khoán để được tư vấn