Thời hạn là gì? Phân biệt thời hạn và thời hiệu? 2023

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác theo Điều 144 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc xác định đúng thời hạn có nhiều ý nghĩa trong việc giải quyết các tranh chấp, xác định quyền, nghĩa vụ,….

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta chẳng còn lạ lẫm gì với những câu như: thời hạn nộp hồ sơ, thời hạn hoàn thành những công việc được giao, thời hạn nộp bài tập về nhà,… Vậy theo quy định của pháp luật thì thời hạn là gì? Thời hạn được phân thành những loại nào? Cách tính thời hạn ra sao?

Thời hạn là gì?

Thời hạn là một khái niệm thể hiện trình tự biến đổi của thế giới vật chất dưới góc độ triết học, thời gian luôn mang tính khách quan, không có bắt đầu và kết thúc, trô dần đều theo một quy luật duy nhất và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người, còn thời hạn là một khoảng thời gian có điểm đầu và điểm cuối xác định.

Do đó, thời hạn vừa mang tính khách quan của thời gian nói chung đồng thời lại mang tính chủ quan của thời gian nói chung đồng thời lại mang tính chủ quan của người định ra điểm đầu và điểm cuối.

Theo quy định tại Điều 144 – Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về khái niệm thời hạn như sau: “ Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”.

Thời hiệu là gì?

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định, theo Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 quy định.

Ý nghĩa của thời hạn trong pháp luật Dân sự

Trong giao lưu dân sự, thời hạn có vai trò quan trọng trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia.

Thời hạn với tư cách là một sự kiện pháp lí đặc biệt làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong những trường hợp do pháp luật quy định hoặc các bên thỏa thuận.

Phân loại thời hạn

Dựa vào tính xác định mà thời hạn được phân thành:

+ Thời hạn xác định là loại thời hạn được quy định rõ ràng bằng cách xác định chính xác thời điểm bắt đầu, kết thúc.

+ Thời hạn không xác định là thời hạn trong đó chỉ quy định một cách tương đối khoảng thời gian mà không xác định chính xác thời gian đó. Trong các trường hợp này, pháp luật thường sử dụng các thuật ngữ: “kịp thời”, “khoảng thời gian hợp lý”, “khi có yêu cầu”…

Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm kết thúc thời hạn thì thời hạn kết thúc khi bên có quyền yêu cầu hoặc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.

Tuy nhiên, nếu những ngày này là ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ thì thời hạn cũng được xác định theo quy tắc chung – ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó mới là ngày kết thúc thời hạn.

Dựa vào trình tự xác lập mà thời hạn được phân thành ba nhóm, cụ thể như sau:

+ Thời hạn do Pháp luật quy định là thời hạn pháp luật quy định bắt buộc đối với các chủ thể tham gia giao dịch, chủ thể không được phép thay đổi thời hạn đó.

+ Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định.

+ Thời hạn do các chủ thể tự xác định.

Cách tính thời hạn

Cách tính thời hạn được quy định tại Điều 150 – Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“ Điều 150. Áp dụng cách tính thời hạn

1. Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Thời hạn được tính theo dương lịch.”

Theo đó, không có quy định về việc tính thời hạn theo ngày làm việc hay ngày thường. Vì vậy, nên cách tính như thế nào còn phụ thuộc vào những quy định cụ thể trong từng văn bản hoặc từng quy định riêng.

Phân biệt thời hạn và thời hiệu

Phân loại thời hạn và thời hiệu

+ Đối với đơn vị tính:

Đơn vị tính của thời hạn là bất kỳ đơn vị nào (ngày, tháng, năm…) hoặc một số kiện có thể xảy ra.

Đơn vị tính của thời hiệu là năm.

+ Đối với điểm bắt đầu và kết thúc:

Đối với điểm bắt đầu của thời hạn: ngày bắt đầu của thời hạn không tính vào thời hạn.

Đối với điểm bắt đầu của thời hiệu: ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu. Điều này được quy định tại Điều 156 – Bộ luật Dân sự năm 2015: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”.

+ Đối với vấn đề gia hạn:

Đối với vấn đề gia hạn của thời hạn: thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.

Đối với vấn đề gia hạn của thời hiệu: thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài (do thời hạn, do pháp luật quy định).

+ Đối với hậu quả pháp lý khi hết thời gian:

Đối với hậu quả pháp lý khi hết thời gian của thời hạn: chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó.

Đối với hậu quả pháp lý khi hết thời gian của thời hiệu: không phải gánh chịu hậu quả pháp lý.

Cách xác định thời hạn và thời hiệu

– Thời hạn: Theo quy định tại Điều 145, 146, 147, 148 BLDS 2015, cụ thể:

+ Thời điểm bắt đầu thời hạn

Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.

Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.

Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.

+ Kết thúc thời hạn

Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.

Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.

Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.

Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.

Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.

Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

– Thời hiệu: Theo quy định tại Điều 151 BLDS 2015, cụ thể:

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Hậu quả pháp lý:

Thời hạn: chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó.

Thời hiệu: không phải gánh chịu hậu quả pháp lý.

Vấn đề gia hạn

Thời hạn: thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.

Thời hiệu: thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài (do thời hạn do pháp luật quy định).

Như vậy, việc phân biệt rõ thời hạn và thời hiệu đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới việc thực hiện các thủ tục pháp lý sau đó nên bạn cần lưu ý.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản xoay quanh vấn đề thời hạn là gì? mà Quý độc giả có thể tham khảo. Bài viết mong nhận được những đóng góp, phản hồi của Quý độc giả.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com