Căn cứ quy định tại khoản 5 – Điều 7 – Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những kiến thức cơ bản nhất về vấn đề này.
Bổ nhiệm là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 5 – Điều 7 – Luật cán bộ, công chức năm 2008, cụ thể:
Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
Căn cứ để bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý:
– Do nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Do tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý
Quý vị lưu ý các Tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý như sau:
Thứ nhất:Tiêu chuẩn, điều kiện chung
– Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, hiểu biết:
+ Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định với đường lối đổi mới, độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; có ý thức đấu tranh bảo vệ quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng; chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của cơ quan, của địa phương nơi cư trú.
+ Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí có ý thức trong việc phòng, chống quan liêu, tham nhũng; chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương; trung thực, khách quan, công tâm trong thực thi công vụ; gắn bó, gần gũi và lắng nghe ý kiến của nhân dân.
+ Tác phong làm việc, công tác khoa học, tận tụy, trách nhiệm, công tâm, khách quan, giữ gìn đoàn kết nội bộ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm cá nhân, thẳng thắn trong đấu tranh phê bình và tự phê bình.
+ Hiểu biết tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại của đất nước, của địa phương liên quan đến ngành, lĩnh vực công tác.
+ Nắm vững các văn bản pháp luật về chuyên môn, chuyên ngành.
– Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo với vị trí việc làm các ngành, lĩnh vực được phân công công tác và chức danh lãnh đạo, quản lý; đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên và đáp ứng đủ tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch, chức danh được bổ nhiệm.
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sỹ hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hạng III trở lên; được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương.
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDDT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số đối với những vị trí làm việc yêu cầu sử dụng thành tạo một ngôn ngữ dân tộc thiểu số phù hợp với cơ cấu dân tộc của vùng, miền phục vụ công tác thì được xem xét miễn tiêu chuẩn về ngoại ngữ….
– Về năng lực công tác và năng lực lãnh đạo, quản lý:
+ Có năng lực lãnh đạo, quản lý và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, của ngành, lĩnh vực được phân công công tác.
+ Có năng lực tham mưu, xây dựng và ban hành văn bản thuộc ngành, lĩnh vực chuyên môn được phân công công tác.
+ Có khả năng nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực hiện các đề án, đề tài, chuyên đề, văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực chuyên môn được giao.
+ Có năng lực tổ chức, điều hành, đoàn kết đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt nghiệm vụ được giao.
Thứ hai:Tiêu chuẩn, điều kiện khác
– Công chức, viên chức bổ nhiệm lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọng một nhiệm kỳ (05 năm). Riêng các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương các huyện, thị xã, thành phố, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với cả năm và nữ).
– Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh, xác nhận; có lịch sử chính trị rõ ràng, không vi phạm tiêu chuẩn chính trị do cấp có thẩm quyền quy định.
– Có đủ sức khỏe để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
– Công chức, viên chức bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên thì không được bộ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất một năm (!2 tháng) kể từ khi có quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
– Thuộc danh sách quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý được bổ nhiệm và tương đương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Trừ trường hợp nhân sự được cấp có thẩm quyền giới thiệu từ nơi khác đến).
– Được cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại trong 02 năm liền kề thời điểm bổ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
– Trường hợp cấp trên quyết định đều động, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ, công chứcm viên chức nơi khác đến giữ chứng vụ lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc và trực thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương thì không tính thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực theo chức danh cụ thể nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn chung về bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định này.
– Trường hợp bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý có tính đặc thù của ngành, lĩnh vực thì cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực hiện quy trình trao đổi, xin ý kiến thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền trước khi bổ nhiệm theo quy định.
Như vậy, Tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý đã được chúng tôi trình bày trong mục cuối cùng của bài viết bao gồm tiêu chuẩn và điều kiện chung lẫn tiêu chuẩn và điều kiện riêng. Mong rằng, nhưng nội dung trong bài viết sẽ phần nào cung cấp được một số kiến thức liên quan đến bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý tới quý bạn đọc.