Tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ 2023

Tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ 2023

Chất nổ là chất có khả năng gây nên phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa ra nhiều nhiệt và phát sáng, đồng thời sinh ra khí và tạo ra tiếng nổ.

Tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Đây là một vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay về quy định cụ thể về khung hình phạt.

Quy định về tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ

Theo quy định tại Điều 305 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ như sau:

“1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xùy hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Thuốc nổ các loại từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam; từ 3.001 đến 10.000 nụ xùy hoặc ống nổ hoặc từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;

b) Làm chết 02 người;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thuốc nổ các loại từ 101 kilôgam trở lên; từ 10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ trở lên;

b) Làm chết 03 người trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Bình luận và phân tích tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ 

Thứ nhất: Bình luận.

Điều luật quy định sáu tội phạm gồm:

– Tội chế tạo trái phép vật liệu nổ.

– Tội tàng trữ trái phép vật liệu nổ.

– Tội vận chuyến trái phép vật liệu nổ.

– Tội sử dụng trái phép vật liệu nổ.

– Tội mua bán trái phép vật liệu nổ.

– Tội chiếm đoạt trái phép vật liệu nổ.

Thứ hai: Khái niệm.

–  Vật liệu nổ bao gồm các loại chất nổ (chất nổ là chất có khả năng gây nên phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa ra nhiều nhiệt và phát sáng, đồng thời sinh ra khí và tạo ra tiếng nổ).

–  Chế tạo trái phép vật liệu nổ là hành vi làm ra, chế biến, pha chế tạo ra vật liệu nổ trái với quy định của pháp luật.

–  Tàng trữ trái phép vật liệu nổ (xem giải thích tương tự tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng).

–  Vận chuyển trái phép vật liệu nổ (xem giải thích tương tự tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng).

–  Sử dụng trái phép vật liệu nổ (xem giải thích tương tự tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng).

–  Mua bán trái phép vật liệu nổ (xem giải thích tương tự tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng).

–  Chiếm đoạt trái phép vật liệu nổ (xem giải thích tương tự tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng).

Thứ ba: Các yếu tố cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.

Mặt khách quan:Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

–  Có hành vi chế tạo trái phép vật liệu nổ. Được hiểu là hành vi làm (tạo) ra các loại vật liệu nổ như thuốc súng, thuốc đạn… trái với quy định của pháp luật.

–  Có hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ. Được hiểu là hành vi cất, giấu, giữ lại… các loại vật liệu nổ ở một nơi (địa điểm) nhất định như trong nhà, trong cơ quan… trái với quy định của pháp luật và tránh sự phát hiện của người, cơ quan có thẩm quyền.

–  Có hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ. Được hiểu là hành vi đưa đi (di chuyển) các loại vật liệu nổ từ nơi này đến nơi khác trái vối quy định của pháp luật.

–  Có hành vi sử dụng trái phép vật liệu nổ. Được hiểu là hành vi khai thác mục đích sử dụng các loại vật liệu nổ trái vối quy định của pháp luật (như thuốc nổ để đánh cá).

–  Có hành vi mua bán trái phép vật liệu nổ. Được hiểu là hành vi dùng tiền, vàng hoặc giấy tò có giá khác để đổi lấy các loại vật liệu nổ hoặc ngược lại trái với quy định của pháp luật.

–  Có hành vi chiếm đoạt trái phép vật liệu nổ. Được hiểu là hành vi trộm cắp, cướp, lừa đảo, cướp giật… hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt các loại vật liệu nổ thành của riêng mình.

Khách thể:

Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ quản lý vật liệu nổ của Nhà nước.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ tư: về hình phạt.

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xùy hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

– Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Thuốc nổ các loại từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam; từ 3.001 đến 10.000 nụ xùy hoặc ống nổ hoặc từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;

b) Làm chết 02 người;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Khung bốn (khoản 4)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thuốc nổ các loại từ 101 kilôgam trở lên; từ 10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ trở lên;

b) Làm chết 03 người trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị:phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là những nội dung về tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ. Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với LuatHoangPhi.Vn để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com