Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam theo quy định Bộ luật hình sự 2023

Đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam được hiểu là hành vi lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác.

Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam xâm phạm đến chế độ bảo vệ môi trường của Nhà nước cụ thể là xâm phạm tới việc quản lý của nhà nước trong lĩnh vực nhập khẩu công nghệ, máy móc, hóa chất…có liên quan đến vấn đề môi trường.

Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam theo Bộ luật hình sự là gì?

Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam là hành vi của một cá nhân hoặc là của pháp nhân có hành vi đưa chất thải nguy hại, có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng cho phép… vào lãnh thổ Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào.

Theo quy định tại Điều 239 Bộ luật hình sự về Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam như sau:

Điều 239. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam

1. Người nào đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 
a) Đưa từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác; 
b) Đưa từ 70.000 kilôgam đến dưới 170.000 kilôgam chất thải khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Đưa từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác; 
c) Đưa từ 170.000 kilôgam đến dưới 300.000 kilôgam chất thải khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: 
a) Đưa 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác; 
b) Đưa 300.000 kilôgam trở lên chất thải khác.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 01 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

Tư vấn tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam theo quy định Bộ luật hình sự

Thứ nhất:Các yếu tố cấu thành tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

– Về hành vi.

Có hành vi lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác.

– Dấu hiệu khác. Người thực hiện hành vi nêu trên phải đưa các đối tượng nêu trên vào lãnh thổ Việt Nam với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường, ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Khung hình phạt tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam

Mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1).

Có mức phạt tiền từ hai trăm triệu đồng đến một tỷ đồng, cải tạo không giam giữ đến năm năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

– Khung hai (khoản 2).

Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng đốì với một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức;

+ Chất thải nguy hại có số lượng lớn hoặc chất thải khác có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn.

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Khung ba (khoản 3).

Có mức phạt tù từ năm năm đến mười năm. Được áp dụng trong các trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

– Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc bị xử phạt một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp người phạm tội còn có thể bị:

+ Phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm.

+ Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com